MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Shopee, Tiki, Lazada đồng loạt thắng lớn ở thị trường Việt Nam dịp Lễ Độc thân

Các nhà bán lẻ thương mại điện tử tại Việt Nam đều chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về lưu lượng truy cập và số lượng đơn đặt hàng nhân dịp Lễ Độc thân 11/11 trong năm nay.

Tân Hoa Xã đưa tin, ngày Lễ Độc thân 11/11 - hay còn gọi là Double 11, Shopee, nền tảng thương mại điện tử hàng đầu trên thị trường Việt Nam, đã bán khoảng 70 triệu mặt hàng trong sự kiện này, với số lượng đơn đặt hàng trong giờ đầu tiên tăng gấp ba lần so với năm 2018. 

Các thương hiệu phổ biến chứng kiến ​​tổng số đơn đặt hàng tăng hơn 1,7 lần so với năm ngoái, đại diện của Shopee cho biết hôm 13/11.

Tương tự, trên nền tảng Tiki, số lượng đơn hàng tăng gần 2,5 lần trong khi số lượng khách hàng tăng gấp đôi so với năm 2018. Lưu lượng truy cập trên nền tảng này trong ngày 11/11 cũng tăng gấp ba lần ngày bình thường.

Trong khi đó, Lazada - người chơi trực tuyến được hỗ trợ bởi công ty thương mại điện tử khổng lồ của Trung Quốc, ước tính rằng vào Ngày độc thân, họ đã bán đủ tã cho một triệu em bé sử dụng trong một ngày, đủ nước giặt cho 1,5 triệu hộ gia đình và đủ sữa cho nửa triệu người lớn sử dụng trong một ngày. Thủ đô Hà Nội, phía Nam thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương là ba địa phương chi nhiều nhất cho Lazada Việt Nam.

Theo bảng xếp hạng thương mại điện tử của Iprice, trong quý 3 năm nay, Shopee dẫn đầu về lưu lượng truy cập web với gần 34,6 triệu lượt truy cập mỗi tháng, Tiki đứng thứ tư với hơn 27,1 triệu lượt truy cập và Lazada xếp thứ năm với gần 24,4 triệu.

"Các nhà bán lẻ này cung cấp rất nhiều sự lựa chọn với giá cả hợp lý, chưa kể các chiến dịch quảng bá thú vị và hấp dẫn của họ, mang đến cho khách hàng một điều gì đó để mong chờ mỗi tháng, mỗi tuần, thậm chí mỗi ngày", Đinh Thị Thu Hương - một khách hàng cho biết lưu ý và thêm rằng 11/11 đã trở thành lễ hội mua sắm được mong đợi kể từ khi nó bắt đầu có mặt ở Việt Nam.

Giải thích về sự phổ biến của Lễ Độc thân tại Việt Nam, Nguyễn Văn Dũng, một người bán 32 tuổi có cửa hàng trực tuyến trên Lazada, cho biết người mua Việt Nam có xu hướng tiết kiệm tiền mạnh mẽ, do đó họ thường thích các sự kiện giảm giá.

"Bên cạnh đó, giống như người dân ở các nước châu Á, họ thường mua sắm rất nhiều vào cuối năm, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng không có lễ hội mua sắm lớn nào trước đó, vào cuối mùa thu, để phục vụ nhu cầu của họ" - ông nói với Tân Hoa Xã, lưu ý đây là một trong những lý do khiến doanh số 11/11 tăng nhanh.

Theo ông Dũng, sự kiện này không chỉ mang lại lợi ích cho người mua. "Nó tạo ra một sân chơi có lợi cho tất cả những người tham gia, bao gồm cả người bán và các công ty giao nhận, những người sẽ có nhiều khách hàng hơn và tăng doanh thu," ông giải thích.

Lễ Độc thân có nguồn gốc từ Trung Quốc, do giới sinh viên tự tổ chức. Năm 2009,  tỷ phú Jack Ma đã tận dụng 11/11 để biến nó thành ngày lễ mua sắm lớn nhất thế giới. Sự kiện đã được ra mắt lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2016 và hiện đang ngày càng trở nên phổ biến.

Cơ quan truyền thông xã hội toàn cầu We Are Social thống kê, trong năm 2018, gần 50 triệu người ở Việt Nam đã mua hàng tiêu dùng trực tuyến, chi tổng cộng 2,2 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm 2017. Dữ liệu của Crite cho thấy, ngày 11/11/2018, lượng ​​mua sắm trên internet đã tăng 64% so với ngày thường.

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2017 và 2019 là 25% đến 30%.

Hoàng An

Tân Hoa Xã

Trở lên trên