MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Siêu bão "thổi bay" hàng nghìn báu vật dưới đáy biển, các nhà thám hiểm đổ xô giải cứu, khôi phục gần 2.000 cổ vật huyền thoại 700 năm tuổi

13-09-2023 - 22:50 PM | Lifestyle

Siêu bão "thổi bay" hàng nghìn báu vật dưới đáy biển, các nhà thám hiểm đổ xô giải cứu, khôi phục gần 2.000 cổ vật huyền thoại 700 năm tuổi

Theo các nhà khảo cổ học Trung Quốc, tổng giá trị số báu vật tìm thấy là khoảng 500 tỷ NDT.

Vào giữa tháng 10 năm 2010, có rất nhiều người dân kéo đến gần khu vực biển đảo Thánh Bôi thuộc huyện Chương Phố, thành phố Chương Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Dòng người này đông đến mức tạo thành một hàng dài khiến những du khách thập phương tới đây rất tò mò. Họ tưởng rằng có sự kiện gì rất lớn diễn ra ở đó, thế nhưng sau khi hỏi thăm “người trong cuộc” mới biết những người này thực ra là “đi săn kho báu”.

Siêu bão "thổi bay" hàng nghìn báu vật dưới đáy biển, các nhà thám hiểm đổ xô giải cứu, khôi phục gần 2.000 cổ vật huyền thoại 700 năm tuổi - Ảnh 1.

Ảnh: Toutiao

Hóa ra cách đó vài ngày, có người khẳng định đã phát hiện được một kho báu dưới đáy biển gần hòn đảo Thánh Bôi. Nhiều người cũng khẳng định rằng họ đã bắt gặp rất nhiều kho báu ở đó và đổi được rất nhiều tiền. Thông tin này thu hút rất nhiều người dân nên bất cứ khi nào có thời gian họ đều đến đó để thử vận may.

Kho báu xuất hiện sau bão

Theo Toutiao, nguyên nhân của việc xuất hiện dòng người đi tìm kho báu này bắt nguồn từ cơn bão Megi xuất hiện trong năm đó. Siêu bão này khiến nhiều tàu thuyền trên biển bị đánh chìm xuống đáy biển, gây thiệt hại nặng nề đến người và của. Nhiều ngư dân bị mất phương tiện đánh bắt nên phải thuê thợ cứu hộ dưới nước ở địa phương ra biển trục vớt một số dụng cụ còn sót lại. Tuy nhiên, điều bất ngờ là các nhân viên cứu hộ không tìm thấy bất kỳ vật dụng nào của ngư dân mà lại phát hiện một số lượng lớn đồ sứ từ xa xưa ở dưới đáy biển.

Siêu bão "thổi bay" hàng nghìn báu vật dưới đáy biển, các nhà thám hiểm đổ xô giải cứu, khôi phục gần 2.000 cổ vật huyền thoại 700 năm tuổi - Ảnh 2.

Kho báu xuất hiện sau bão. Ảnh: Toutiao

Người ta cho rằng số cổ vật dưới biển này có “lai lịch” từ con đường tơ lụa trên biển nổi tiếng một thời của Trung Quốc. Nhiều vụ chìm đắm cổ vật, di vật văn hóa quý giá đã từng xảy ra ở vùng biển này. Khi cơn bão đổ bộ tới đã khiến biển động dữ dội, cuốn theo nhiều cổ vật về phía gần bờ hơn. Một số thương lái chuyên săn lùng cổ vật thường xuyên tìm đến ngư dân để dò hỏi. Họ sẽ trực tiếp ra giá để mua nếu bắt gặp đồ quý.        

Cũng có những tên buôn lậu đồ cổ tự mua vài bộ thiết bị lặn rồi tự ý xuống nước tìm kiếm cổ vật. Theo chia sẻ của người dân địa phương, đã từng có một nhóm 7 người vớt được 722 báu vật từ đáy biển. Một số chiếc bát men ngọc được bán lại với giá 50 triệu NDT. Ngư dân địa phương biết được có người lẻn xuống đáy biển đánh cắp số lượng lớn di vật văn hóa nên đã trình báo vụ việc lên công an địa phương. Vài ngày sau, nhóm nghi phạm này đã bị bắt, di vật văn hóa chúng bán cũng được thu hồi thành công.

Siêu bão "thổi bay" hàng nghìn báu vật dưới đáy biển, các nhà thám hiểm đổ xô giải cứu, khôi phục gần 2.000 cổ vật huyền thoại 700 năm tuổi - Ảnh 3.

Kho báu xuất hiện sau bão. Ảnh: Toutiao

Phía cơ quan công an cũng đã nhanh chóng báo tin cổ vật xuất hiện dưới đáy biển gần huyện Chương Phố lên các ban ngành liên quan. Một đội khảo cổ dưới nước lập tức di chuyển tới vùng biển nói trên để tiến hành thăm dò. Theo thông tin ghi nhận được, dưới đáy biển tại khu vực trên có một lượng lớn men ngọc, phần lớn bề mặt lộ thiên đã bị hư hại khá nhiều.

Các chuyên gia còn phát hiện ra rằng ngay bên dưới khối lượng men ngọc lớn này có một con tàu đắm cổ đại, có quy mô không hề nhỏ. Tuy nhiên, do Trung Quốc có phương án không tiến hành khai quật cho đến thời điểm cần giải cứu để môi trường nguyên thủy của di tích văn hóa cổ không bị xáo trộn. Do đó, sau khi vị trí cụ thể của con tàu cổ bị chìm được phát hiện vào năm 2011, Cục bảo vệ di tích văn hóa Trung Quốc đã không tiến hành khảo cổ, nghiên cứu con tàu cổ bị chìm mà chỉ bố trí nhân sự thỉnh thoảng tuần tra khu vực xung quanh để ngăn chặn tội phạm ăn trộm cổ vật.

Tuy nhiên, việc có người đang tuần tra khu vực này càng khiến bọn tội phạm chắc chắn hơn về việc có kho báu quý giá. Do đó, nhiều phi vụ lẻn xuống đáy biển và đánh cắp kho báu đã xảy ra. Chỉ trong năm 2020, công an địa phương đã phá được hai vụ bán lại di vật văn hóa và bắt giữ hai băng nhóm trộm cắp. Theo bọn tội phạm, thứ chúng muốn chính là con tàu bị chìm gần đảo Chương Phố. Tổng cộng hơn 1.500 di vật văn hóa đã được trục vớt, mỗi di vật đều là tài sản vô giá với quốc gia.

Công cuộc bảo vệ kho báu 500 tỷ NDT

Cảm thấy tính chất nghiêm trọng của sự việc, Cục bảo vệ di tích văn hóa Trung Quốc lập tức quyết định tiến hành hoạt động khảo cổ ở đây nhằm nghiên cứu và gìn giữ những báu vật quốc gia. May mắn thay, nhiều cổ vật bị chôn vùi dưới lớp bùn dày nên “thoát” khỏi bàn tay của bọn tội phạm. Theo các nhà khảo cổ, số lượng cổ vật là đồ sứ ở trên con tàu bị đắm này có nguồn gốc từ thời nhà Nguyên, hầu hết là men ngọc và đều có được tạo ra từ Lò nung Long Tuyền.

Siêu bão "thổi bay" hàng nghìn báu vật dưới đáy biển, các nhà thám hiểm đổ xô giải cứu, khôi phục gần 2.000 cổ vật huyền thoại 700 năm tuổi - Ảnh 4.

Kho báu xuất hiện sau bão. Ảnh: Toutiao

Dựa trên những thông tin thu thập được, các nhà khảo cổ cho rằng con tàu cổ bị đắm này có 7 cabin, mỗi cabin đều chứa đầy men ngọc quý của lò Long Tuyền -  một trong những lò sản xuất gốm sứ lớn ở thời nhà Nguyên. Giá bán đấu giá đồ gốm men ngọc lò Long Tuyền từ thời nhà Tống và nhà Nguyên có thể lên tới hàng chục triệu NDT/món. Dựa trên số lượng đồ gốm men ngọc lò Long Tuyền được tìm thấy, các chuyên gia ước tính giá trị tổng thể của số báu vật này là khoảng 500 tỷ NDT.

Để đảm bảo giữ được nguyên trạng các di vật văn hóa này, các nhà khảo cổ đã lần lượt lấy ra từng món đồ sứ quý trong cabin và đưa lên tàu khảo cổ để làm sạch. Số lượng đồ sứ dưới nước rất lớn, khối lượng công việc của các nhà khảo cổ học lại càng lớn hơn vì công việc nghiên cứu ở dưới nước thường khó khăn và tốn nhiều công sức hơn so với công việc khảo cổ trên đất liền.

Siêu bão "thổi bay" hàng nghìn báu vật dưới đáy biển, các nhà thám hiểm đổ xô giải cứu, khôi phục gần 2.000 cổ vật huyền thoại 700 năm tuổi - Ảnh 5.

Ảnh: Toutiao

Tính đến ngày 23 tháng 10 năm 2022, công trình khảo cổ dưới nước đầu tiên về vụ đắm tàu thời nhà Nguyên ở Chương Châu kết thúc. Các nhà khảo cổ đã thu hồi được tổng cộng hơn 1.700 món đồ sứ dưới đáy biển. Sau khi làm sạch và phục chế, chúng được đưa thẳng đến Bảo tàng Chương Châu để người dân tham quan.

Siêu bão "thổi bay" hàng nghìn báu vật dưới đáy biển, các nhà thám hiểm đổ xô giải cứu, khôi phục gần 2.000 cổ vật huyền thoại 700 năm tuổi - Ảnh 6.

Kho báu xuất hiện sau bão. Ảnh: Toutiao

Những chiếc men ngọc cũng chiếc thuyền buôn nhà Nguyên bị chìm dưới đáy biển dường như đưa những nhà khảo cổ học trở lại thương cảng nơi có số lượng lớn thương nhân và tàu buôn liên tục cập bến hơn 700 năm trước. Đây cũng là chứng minh lịch sử cho thấy Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc đã thịnh vượng như thế nào cách đây hơn 700 năm.

(Theo Toutiao)

Ánh Lê

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên