Singapore khai thác "kinh tế bạc"
Theo báo cáo dân số năm 2023 của chính phủ Singapore, công dân từ 65 tuổi trở lên chiếm gần 1/5 dân số nước này, tăng 11,7% so với một thập kỷ trước.
- 27-10-2023Câu chuyện đằng sau người đàn ông giấu tiền khắp Singapore
- 18-10-2023Từ Thái Lan tới Singapore chạy đua xây sân bay mới
- 15-10-2023Khói mù tái diễn, chạm mốc có hại cho sức khỏe ở Singapore
- 02-10-2023Singapore: Gen Z dùng lối tư duy 'Girl Math' biện minh cho lối sống tiêu xài hoang phí
Thực tế này kéo theo sự bùng nổ của nền "kinh tế bạc" - tức tập trung vào đối tượng người cao tuổi - với sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp, từ các công ty khởi nghiệp về chăm sóc sức khỏe ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đến các nền tảng mua sắm.
Kênh CNBC cho biết Singapore có tiềm năng thị trường dành cho dân số già thuộc hàng lớn nhất trong 15 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Theo Aging Asia, một doanh nghiệp chuyên về phân khúc người cao tuổi ở Singapore, nền kinh tế bạc của nước này dự kiến đạt 72,4 tỉ USD vào năm 2025.
Tỉ lệ người cao tuổi sẽ ngày càng đông ở Singapore Ảnh: MS NEWS
Người sáng lập Aging Asia Janice Chia cho rằng những người thuộc thế hệ "baby boomer" - hiện từ 60 đến 75 tuổi - vẫn là mục tiêu chính của các "doanh nghiệp bạc" trong một hoặc hai thập kỷ tới.
So với "thế hệ tiên phong" - thuật ngữ do chính phủ Singapore đưa ra, dành cho những người từ 74 tuổi trở lên vào năm 2023, thế hệ "baby boommer" ở Singapore được hưởng nền giáo dục tốt hơn, có nhiều tiền tiết kiệm hơn và biết rõ hơn về các dịch vụ sinh hoạt. Họ cũng ý thức hơn về sức khỏe.
"Thái độ và hành vi độc đáo của họ sẽ quyết định sự thành công của các doanh nghiệp trên thị trường bạc. Họ chu cấp cho con cái nhiều hơn các thế hệ trước, sẵn sàng chi tiêu cho bản thân và những trải nghiệm mới" - bà Chia nói.
Theo báo cáo của chi nhánh Ngân hàng Citibank tại Singapore, người tiêu dùng từ 65 tuổi trở lên có tốc độ tăng trưởng chi tiêu nhanh nhất so với các nhóm tuổi khác trong nền kinh tế đảo quốc sư tử.
Người Lao động