MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao?

19-05-2023 - 07:51 AM | Sống

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao?

Với mức học phí có thể lên đến 1,2 tỷ đồng/khóa, sinh viên những trường này vẫn truyền tai nhau “trượt 1 môn là mất 1 xe vision, trượt 3 môn là bay 1 chiếc SH”.

Nhắc đến những trường ĐH cao bậc nhất tại Việt Nam không thể không nhắc đến 2 ngôi trường RMIT (The Royal Melbourne Institute of Technology - Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne) và BUV (British University Vietnam -  Đại Học Anh Quốc Việt Nam). Sau nhiều năm hoạt động, 2 ngôi trường này đã dần khẳng định được chất lượng đào tạo “không phải dạng vừa” với tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp cao ngất ngưởng, nhiều cựu sinh viên có sự nghiệp thành công rực rõ.

Vậy nên ngày càng nhiều sinh viên sẵn sàng chi trả số tiền lên tới từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng để học tập tại BUV và RMIT. Tấm bằng dành cho những “con nhà vừa giàu vừa giỏi” này liệu có “đáng đồng tiền bát gạo” với số tiền sinh viên bỏ ra?

Đào tạo toàn ngành “hot” nhưng cũng không ít ngành hiếm

BUV hiện cung cấp 11 chương trình cử nhân thuộc 4 khối ngành: Quản trị và Kinh doanh, Khoa học máy tính và Công nghệ, Thiết kế Sáng tạo, Du lịch và Khách sạn. Đây đều là những ngành có tính ứng dụng cao, được đông đảo học sinh và phụ huynh quan tâm bởi cơ hội việc làm rộng mở. Ngoài bằng cấp do chính BUV cấp, trường còn cung cấp các chương trình cấp bằng bởi 2 ĐH tại Vương quốc Anh là ĐH London và ĐH Staffordshire.

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 1.

Số lượng ngành học tại RMIT Việt Nam có “nhỉnh” hơn và đa dạng các nhóm ngành hơn BUV. RMIT Việt Nam đào tạo 21 chương trình cử nhân thuộc 7 nhóm ngành khác nhau bao gồm kinh doanh, du lịch, thiết kế, truyền thông, kỹ thuật, công nghệ và ngôn ngữ.

Ngoài những ngành học phổ biến, ngôi trường này còn đào tạo một số ngành còn khá mới mẻ và nhiều tiềm năng như Thiết kế Game, Tâm lý học, Công nghệ Thực phẩm và Dinh dưỡng, Quản trị Doanh nghiệp Thời trang, giúp đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng của thị trường lao động hiện nay.

Điểm chung là tất cả chương trình giảng dạy của 2 ngôi trường này đều 100% bằng tiếng Anh nên tiếng Anh là một trong những yêu cầu đầu vào. Với RMIT Việt Nam, học sinh cần đạt 6.5 IELTS (không kỹ năng nào dưới 6.0) còn BUV là IELTS 6.0 (không kỹ năng nào dưới 5.5).

Mức học phí “trên trời”

Là một trong những trường đại học quốc tế hàng đầu ở Việt Nam, học phí của RMIT Việt Nam và BUV luôn ở mức cao so với mặt bằng chung.

Theo trang web chính thức của trường RMIT Việt Nam, học phí toàn bộ chương trình đại học dao động 955 triệu đồng-1,2 tỷ đồng. Theo đó mỗi chương trình, sinh viên phải học học đủ 288-384 tín chỉ, tương ứng 18-23 môn. Đồng nghĩa, mỗi năm, bạn cần hoàn thành 96 tín chỉ, ứng với 8 môn với mức học phí khoảng 318 triệu đồng/năm.

Theo mức học phí áp dụng từ năm 2023, các chương trình học thuộc khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ đang có mức học phí cao nhất. Kỹ thuật điện tử và Hệ thống máy tính, Kỹ sư phần mềm, Robot & Cơ điện tử có mức học phí lên đến hơn 1,2 tỷ đồng cho 4 năm học.

Với mức học phí cao cùng số lượng sinh viên nhập học gia tăng, doanh thu năm 2022 của RMIT đạt 186,7 triệu USD, tương đương 4.300 tỷ đồng (tăng 24% so với năm 2021), theo báo cáo thường niên 2022.

tải xuống.png

Nguồn: Website RMIT và BUV

Đối với BUV, mức học phí để hoàn thành chương trình học dao động 650 triệu - 1 tỷ đồng, thấp hơn so với RMIT Việt Nam. Cụ thể, chương trình học được cấp bằng bởi trường ĐH London có học phí là 1 tỷ đồng/3 năm. Tuy nhiên chương trình học này chỉ dành cho khối ngành quản trị và kinh doanh.

Ngoài ra, chương trình học được cấp bằng bởi BUV có mức thấp nhất, dao động khoảng 650 triệu đồng/4 năm.

Mức học phí trên chỉ dành cho chương trình cử nhân đại học, không bao gồm chương trình dự bị đại học hay tiếng Anh cho đại học.

Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp

Năm 2023, ĐH RMIT nằm trong danh sách 200 trường đại học tốt nhất trong Bảng xếp hạng các trường đại học thế giới QS. Toàn bộ sinh viên theo học tại ĐH RMIT Việt Nam sẽ tốt nghiệp với tấm bằng được cấp bởi ĐH RMIT tại Melbourne, đạt tiêu tiêu chuẩn cao nhất của hệ thống giáo dục Úc và được công nhận bởi nhà tuyển dụng trên toàn thế giới.

Trước đó, năm 2021-2022, trường liên tiếp được xướng tên tại những vị trí cao trong các bảng xếp hạng thế giới: Top 11 trường MBA khu vực châu Đại Dương (2022), Xếp thứ 15 trên thế giới về chuyên ngành Nghệ thuật và Thiết kế theo bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới QS (2022), xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng Times Higher Education (THE) University Impact Rankings (2021)... Với những thành tích này một lần nữa vị trí của RMIT của được khẳng định.

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 3.

Những thành tích đó còn được cụ thể bằng tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường. Năm 2022, RMIT Việt Nam cấp bằng tốt nghiệp cho 1240 cử nhân. Theo thông tin trên trang web chính thức của trường, 96% sinh viên của trường nhận được lời mời làm việc toàn thời gian sẽ sau khi tốt nghiệp 1 năm.

Không kém cạnh so với, BUV tự hào là 1 trong 70 cơ sở đào tạo quốc tế trên toàn thế giới được University of London công nhận (Registered Centre). Đồng thời đây cũng là trường Đại học quốc tế duy nhất tại Việt Nam được phép triển khai đào tạo chương trình Cử nhân Tài chính Ngân hàng theo giáo trình của trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London ( London School of Economics and Political Science - LSE) và được University of London cấp bằng trực tiếp.

Ngoài ra, đội ngũ giảng viên của trường đều đáp ứng mọi tiêu chuẩn của Chính phủ Anh quốc. Ngoài các môn học, nhà trường cũng chú trọng trong việc khuyến khích sinh viên học thêm những kỹ năng mềm khác. Được phát triển toàn diện, vì thế, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm của BUV ở mức cao. Theo công bố chính thức trên website của BUV, hơn 200 sinh viên được trao bằng vào năm 2022. Trường cũng thông tin trên website, 100% sinh viên tốt nghiệp tìm được việc làm hoặc học lên cao trong vòng 3 tháng.

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 4.

Cơ sở vật chất triệu USD chuẩn “sang - xịn - mịn”

Khuôn viên BUV nằm tại khu đô thị Ecopark (Hưng Yên). Dự án xây dựng trường có tổng vốn đầu tư cho 3 giai đoạn lên đến 165 triệu USD trên diện tích 6,5ha. Giai đoạn 1 của khu học xá đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư khoảng 36 triệu USD, có sức chứa đến 3.000 sinh viên. 

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 5.


So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 6.

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 7.

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 8.

Khuôn viên BUV tại Ecopark. Ảnh: Website BUV

Cơ sở vật chất của BUV được đánh giá cao bởi sự hiện đại, mang lại trải nghiệm giáo dục tiêu chuẩn quốc tế: Thư viện 1.000 m2 với hàng nghìn đầu sách, lớp học X-Space (không gian 3 chiều), hệ thống thu chụp bài giảng,... Bên cạnh đó, trang thiết bị thể thao cũng được nhà trường đầu tư khi có sân bóng rổ, sân bóng đá, sân tennis,... Trường đã khởi công giai đoạn 2 vào tháng 8/2022, dự kiến hoàn thành năm 2025.

RMIT Việt Nam cũng nổi tiếng với cơ sở vật chất “đáng đồng tiền bát gạo” với 2 cơ sở là RMIT Phạm Ngọc Thạch (Hà Nội) và RMIT Nam Sài Gòn (TP. Hồ Chí Minh). Đây là một điểm cộng để sinh viên có thể lựa chọn nơi học tập linh hoạt,  phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Cơ sở Nam Sài Gòn có diện tích 12ha, sở hữu nhiều toà nhà với thiết kế cực kỳ hiện đại, hàng loạt phòng chức năng cho sinh viên vừa học vừa thực hành như Phòng Giao dịch tài chính, Phòng An ninh mạng và Logistics, Mac Lab cho sinh viên ngành Digital Marketing, Khu thiết bị đa phương tiện, Sport Hall…

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 9.

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 10.

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 11.

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 12.

RMIT TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Website RMIT

Tuy cơ sở Hà Nội có quy mô khiêm tốn hơn so với cơ sở miền Nam nhưng vẫn được trang bị đầy đủ phòng chức năng như phòng Máy tính, phòng Rèn luyện thể chất và giải trí,... để phục vụ tối đa nhu cầu của sinh viên. Đặc biệt thư viện tại RMIT Hà Nội cũng sở hữu hơn 300.000 đầu sách, báo tạp chí và sách điện tử, tương đương cơ sở TP. Hồ Chí Minh.

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 13.

So kè ĐH “hoàng gia” của Việt Nam RMIT và BUV: Một trường có doanh thu lên tới 4.300 tỷ đồng, học phí vượt mốc 1,2 tỷ nhưng chất lượng ra sao? - Ảnh 14.

RMIT Hà Nội. Ảnh: Website RMIT

Phương Linh, Đinh Anh

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên