Sổ tiết kiệm có thể bị phong tỏa trong những trường hợp sau
Việc phong tỏa tài khoản tiết kiệm của khách hàng phải dựa trên các quy định của ngân hàng và áp dụng đúng theo quy định của pháp luật.
- 09-01-2025Săn lùng tiền mạ vàng làm quà lì xì Tết
- 08-01-2025Vietcombank ra thông báo quan trọng dành cho người dùng
- 08-01-2025Thanh niên dùng chiêu “fake bill chuyển khoản” để đóng tiền chơi hụi, mua Iphone 16 Pro Max: Nhiều người mất cả trăm triệu do không kiểm tra kỹ số dư
Gửi tiền vào ngân hàng là hình thức đầu tư - tiết kiệm quen thuộc với người Việt Nam, do tính chất an toàn, ổn định và tiềm năng bảo vệ, gia tăng giá trị vốn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các quy định liên quan đến tài khoản tiết kiệm, đặc biệt là về các trường hợp mà tài khoản tiết kiệm có thể bị phong tỏa bởi ngân hàng. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và khả năng sử dụng tài sản của người gửi tiền.
Theo quy định của pháp luật, việc tài khoản tiết kiệm online bị phong toả thường nhằm mục đích ngăn chặn việc tẩu tán tài sản, phục vụ quá trình điều tra, xét xử, giải quyết vụ việc có liên quan đến chủ sở hữu. Ngoài ra, với những khách hàng sử dụng tài khoản tiết kiệm làm tài sản đảm bảo để vay thế chấp hoặc mở thẻ tín dụng, ngân hàng cũng sẽ tiến hành phong tỏa tài khoản tiết kiệm cho đến khi khách hàng đã thực hiện xong nghĩa vụ có liên quan.
Mỗi ngân hàng có quy định riêng về tiền gửi tiết kiệm, bao gồm lãi suất, thủ tục gửi tiền, chi trả tiền lãi, rút trước hạn, phong tỏa tài khoản tiết kiệm,...tuy nhiên phải áp dụng đúng theo quy định chung của pháp luật.
Khách hàng có thể tham khảo quy định về phong tỏa tài khoản tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng Nam Á Bank, theo đó ngân hàng được phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư tiền gửi tiết kiệm của khách hàng trong các trường hợp sau:
(1) Khi có yêu cầu bằng văn bản hoặc quyết định của các Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
(2) Khi có văn bản yêu cầu của Khách hàng hoặc tất cả Khách hàng (đối với Tiền gửi tiết kiệm chung).
(3) Khi Khách hàng sử dụng khoản tiền gửi trên Sổ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm.
(4) Khi có văn bản, điện thoại hoặc hình thức liên lạc khác được Nam Á Bank chấp nhận của Khách hàng hoặc Người đại diện hợp pháp của Khách hàng thông báo về việc Sổ tiết kiệm bị mất.
(5) Khi có văn bản của một trong những Khách hàng đối với Tiền gửi tiết kiệm chung yêu cầu phong tỏa với lý do các bên gửi tiết kiệm chung có tranh chấp về Tiền gửi tiết kiệm chung.
(6) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Thủ tục yêu cầu phong tỏa được thực hiện theo quy định của Nam Á Bank tại thời điểm phong tỏa. Việc sử dụng tiền gửi tiết kiệm bị phong tỏa thực hiện theo đúng nội dung phong tỏa hoặc theo yêu cầu của Nam Á Bank.
Trong thời gian phong tỏa, tiền gửi tiết kiệm bị phong tỏa được Nam Á Bank kiểm soát chặt chẽ tỏa và chỉ được giải tỏa khi việc phong tỏa chấm dứt. Nếu tiền gửi tiết kiệm bị phong tỏa một phần thì số tiền không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường. Ngoài ra, tiền gửi tiết kiệm bị phong tỏa vẫn được tiếp tục hưởng lãi theo lãi suất đã thỏa thuận và số tiền lãi phát sinh sẽ được tự động phong tỏa cùng với tiền gửi tiết kiệm bị phong tỏa, trừ trường hợp văn bản yêu cầu phong tỏa quy định khác.
Việc phong tỏa Tiền gửi tiết kiệm chấm dứt khi: (1) Kết thúc thời hạn phong tỏa theo thỏa thuận giữa Khách hàng, tất cả Khách hàng (đối với Tiền gửi tiết kiệm chung) và Nam Á Bank; (2) Khách hàng đã thực hiện xong nghĩa vụ được bảo đảm bằng Sổ tiết kiệm; (3) Có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu chấm dứt phong tỏa; (4) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và được Nam Á Bank chấp thuận chấm dứt phong tỏa.
Nhịp sống thị trường