Sớm khai thác hiệu quả quỹ đất dọc sông Sài Gòn
Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP HCM rà soát quy hoạch sử dụng đất dọc sông để đề xuất ý tưởng điều chỉnh quy hoạch, khai thác hiệu quả giá trị quỹ đất dọc bờ sông Sài Gòn.
- 21-09-2023Tận thấy loạt dự án tạo quỹ đất dọc đường Nguyễn Hữu Thọ dính sai phạm
- 18-09-2023Bỏ yêu cầu chủ đầu tư phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
- 24-08-2023Lộ diện khu vực sở hữu quỹ đất lớn, mật độ cây xanh/người cao nhưng mặt bằng giá nhà vào nhóm thấp nhất Hà Nội
UBND TP HCM vừa giao Sở Quy hoạch- Kiến trúc TP rà soát quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất dọc sông Sài Gòn trong phạm vi hành lang bảo vệ bờ sông. Xây dựng cơ sở dữ liệu tích hợp trên nền tảng các thông tin quản lý ngành, chương trình phát triển du lịch, quản lý nông nghiệp, công nghiệp và các đồ án quy hoạch… để đồng bộ các chủ trương, phương án kết nối, đề xuất ý tưởng điều chỉnh quy hoạch phát triển hành lang sông Sài Gòn.
TP HCM rà soát, điều chỉnh quy hoạch để khai thác hiệu quả quỹ đất dọc sông Sài Gòn.
Bên cạnh đó, Sở Quy hoạch- Kiến trúc tổng hợp dữ liệu từ các ngành để nghiên cứu đề xuất ý tưởng điều chỉnh quy hoạch đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển xây dựng hạ tầng xanh, cập nhật các định hướng giao thông, đồng thời khai thác hiệu quả giá trị quỹ đất dọc bờ sông.
Một nhiệm vụ quan trọng khác của Sở Quy hoạch - Kiến trúc là xem xét góp ý điều chỉnh quyết định 22 năm 2017 của UBND TP HCM về quy định quản lý, sử dụng hành lang trên bờ sông, suối, kênh rạch, mương và hồ công cộng đảm bảo phù hợp thực tiễn quản lý xây dựng.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hạ tầng kỹ thuật xanh, kết nối giao thông, đề xuất lộ trình phát triển áp dụng vào nghiên cứu công tác lập quy hoạch chung thành phố.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP báo cáo tiến độ, kết quả các công việc nêu trên về UBND TP HCM trước ngày 20-12. Trong đó, kiến nghị UBND TP HCM xem xét, chấp thuận tích hợp các nội dung liên quan của đề án "phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TP HCM, giai đoạn 2020-2045" vào công tác lập đồ án quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Người lao động