MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sống loay hoay gần hết đời người, tới tuổi 65 tôi mới vỡ lẽ: SỐ PHẬN là cái cớ của kẻ yếu, 5 kiểu người này cả đời không ngóc đầu lên được!

26-01-2024 - 14:29 PM | Sống

Giá như, tôi có thể sống mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, có lẽ bây giờ đã không phải nói hai chữ 'giá như'.

Chia sẻ của ông Lưu trên MXH Toutiao (Trung Quốc) đang gây chú ý lớn của nhiều người. 

Tôi là một người đàn ông thiếu bản lĩnh. Sự thật là vậy. Trải qua gần hết cuộc đời, ngẫm lại những chặng đường đã đi qua, nỗi buồn gặm nhấm, bởi lẽ tính thiếu quyết đoán, thiếu đầu tư, quá nhiều sợ hãi đã khiến tôi đi từ vũng lầy này tới ngõ cụt khác. Có lẽ, bản thân tôi ôm quá nhiều kỳ vọng và hi vọng, cho nên khi mọi thứ không được như mong cầu, cuộc đời nhạt nhoà trôi về điểm cuối, tôi hối hận và tiếc nuối. Giá như, tôi có thể sống mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, có lẽ bây giờ đã không phải nói hai chữ 'giá như'. 

Tôi nghiệm ra, 5 thói quen của người yếu đuối mà tôi đã từng dẫm phải. Nhắn ra đây, để nếu bạn nghiêm chỉnh soi chỉnh bản thân, nếu có một dấu hiệu, hãy lập tức tìm cách thay đổi. 

Sống loay hoay gần hết đời người, tới tuổi 65 tôi mới vỡ lẽ: SỐ PHẬN là cái cớ của kẻ yếu, 5 kiểu người này cả đời không ngóc đầu lên được! - Ảnh 1.

1. Thích bào chữa

Kinh Talmud nói: "Bào chữa, là tuyên ngôn của kẻ yếu". Một số người luôn có thể tìm ra rất nhiều lý do để che đậy sự lười biếng và kém cỏi của mình dù họ có làm gì đi chăng nữa.

Tôi muốn ra ngoài chạy bộ nhưng lại cảm thấy trời quá nắng, ngày mưa thì lại bị ướt.

Muốn học một kỹ năng mới nhưng lại lo lắng rằng mình không đủ tài năng và không sẵn sàng đầu tư tiền bạc, công sức vào đó.

Cho rằng mình xuất thân từ một gia đình bình thường, dù có làm việc chăm chỉ đến đâu cũng không thể tiến thân nên chỉ ngồi đó và sống nhàn rỗi mỗi ngày.

Có một câu nói rất hay: "Số phận là cái cớ của kẻ yếu, may mắn là sự khiêm tốn của kẻ mạnh".

Thất bại một, hai lần không phải là điều đáng sợ, điều đáng sợ là người ta thà mắc kẹt trong vũng lầy còn hơn thực hiện những thay đổi.

Bạn biết đấy, những người đã đạt được thành tựu nào đó không phải chưa từng mắc sai lầm. Nhưng sau mỗi thất bại, họ có thể rút ra bài học từ đó và biến sai lầm thành cơ hội để trưởng thành. Không có sự tự suy ngẫm sâu sắc, sẽ không có sự ưu tú khiến người khác phải kinh ngạc.

Chỉ khi biết "hướng nội", đối mặt với chính mình và lấp đầy mọi khiếm khuyết, bạn mới có thể tiếp tục trưởng thành và tiến bộ.

Sống loay hoay gần hết đời người, tới tuổi 65 tôi mới vỡ lẽ: SỐ PHẬN là cái cớ của kẻ yếu, 5 kiểu người này cả đời không ngóc đầu lên được! - Ảnh 2.


2. Thiếu can đảm

Tôi đã nghe câu nói này:

Đối với những người dũng cảm, thế giới là một sân chơi rộng lớn, càng sôi động, càng vui vẻ.

Nhưng đối với một kẻ hèn nhát, đó là địa ngục và bạn có thể bị tổn thương mọi lúc, mọi nơi.

Vận mệnh của mỗi người phụ thuộc vào việc người đó có đủ can đảm hay không.

Nếu bạn không dám chạy, bạn sẽ không bao giờ về đích.

Nếu bạn sợ thất bại, thành công sẽ không bao giờ đến với bạn.

Rousseau cũng từng nói: "Giá trị của một người do chính người đó quyết định".

Chúng ta chỉ đến thế giới này một lần, điểm cuối của tất cả đều giống nhau, trải qua chặng đường dài này như thế nào là tùy vào sự lựa chọn của mỗi người.

Bạn có thể bị mắc kẹt tại chỗ, ngồi trong giếng nhìn bầu trời và để thời gian lặng lẽ trôi qua trong hư vô.

Bạn cũng có thể vượt qua các chướng ngại vật, vượt ra khỏi bức tường, trải nghiệm sự rực rỡ và bao la chưa từng có.

Bạn chỉ có một cuộc đời, đừng để mình sống nó quá nhàm chán.

Yêu một người, leo một ngọn núi, theo đuổi một ước mơ... Chỉ cần bạn dám thử, khả năng thành công luôn ở đó.

Số phận sẽ luôn ưu ái cho những chiến binh dám thử sức.

3. Do dự lưỡng lự

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy những người có cuộc sống sung túc nhất trong cuộc sống đều có một điểm chung: Kiên định và quyết đoán. Một khi đã đưa ra quyết định, họ can đảm tiến về phía trước và sẽ không bỏ cuộc cho đến khi đạt được mục tiêu.

Thực tế, điều quyết định sự thành công hay thất bại của một người thường không phải là tài năng và cơ hội mà là khả năng thực hiện những gì mình nói.

Nhà văn Lý Thượng Long từng kể một câu chuyện.

Khi còn là giáo viên tiếng Anh, anh gặp một đồng nghiệp, Phương, và cả hai đều muốn bắt đầu sự nghiệp viết lách.

Trong khi Lý Thượng Long luôn bật máy tính mỗi ngày sau khi tan sở, kiên trì viết lách, rèn luyện kỹ năng viết và tích cực đóng góp bài viết cho các ấn phẩm lớn, thì Phương lại cảm thấy mình đang già đi và thu nhập từ viết lách không ổn định nên vẫn chần chừ không đưa ra quyết định.

Vài năm sau, khi Lý Thượng Long đã trở thành tác giả sở hữu cuốn sách bán chạy nhất, Phương vẫn là một giáo viên bình thường.

Trong cuốn sách của nhà văn người Áo Stefan Zweig có tên "Decisive Moments in History", có một câu như này: "Khi thời khắc thay đổi vận mệnh đến, sự do dự sẽ dẫn đến thất bại".

Bạn có thể lo lắng rằng thời cơ chưa đến, rằng bạn chưa chuẩn bị đầy đủ, rằng bạn sợ rủi ro… nên bạn nản lòng không dám thử.

Kết quả là, thời gian bị lãng phí là vô tận.

Có một câu nói rất hay: Nghĩ, đâu đâu cũng là vấn đề; làm, sẽ có câu trả lời.

Điều đáng sợ nhất trong cuộc sống không phải là thất bại mà là bạn chưa bao giờ thực sự bước những bước đầu tiên.

Đừng suy nghĩ quá nhiều, hãy hành động, dù có ngã, cũng vẫn hơn là chờ đợi và đứng nhìn một cách vô nghĩa. 

Sống loay hoay gần hết đời người, tới tuổi 65 tôi mới vỡ lẽ: SỐ PHẬN là cái cớ của kẻ yếu, 5 kiểu người này cả đời không ngóc đầu lên được! - Ảnh 3.


4. Không chịu học hỏi

Bạn có bao giờ nhận ra rằng dù còn rất trẻ nhưng mình vẫn đi sau thời đại hay chưa?

Bạn vẫn đang vẽ tranh và viết mã bằng tay, trong khi những người khác đã bắt đầu sử dụng các công cụ thông minh.

Những kỹ năng bạn phát triển qua nhiều năm làm việc có thể được đồng nghiệp mới nhanh chóng tiếp thu, họ thậm chí còn có thể tổng hợp những phương pháp đơn giản hơn.

Luôn nghĩ rằng có một công việc là sẽ ổn định và không phải lo lắng mà không bao giờ nghĩ rằng chỉ vài năm nữa, chúng ta có thể dễ dàng bị thay thế.

Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler, đã nói:

Trong thế kỷ 21, những người mù chữ thực sự không phải là những người không biết đọc và viết, mà là những người không biết cách tiếp thu, loại bỏ và học hỏi sâu các kỹ năng làm việc.

Tốc độ thay đổi kiến thức ngày nay nhanh hơn bạn nghĩ rất nhiều.

Cách duy nhất để tránh bị loại bỏ chính là: không ngừng học hỏi, liên tục thay đổi và cập nhật năng lực của bản thân một cách độc lập và tự chủ.

Bạn có thể đọc nhiều, mở rộng kiến thức và nâng cao nhận thức của mình.

Bạn có thể tập trung vào việc cải thiện một kỹ năng và phát triển nó lên cấp cao nhất trong ngành.

Bạn cũng có thể xem các khóa học miễn phí và lấy chứng chỉ trực tuyến để tăng lợi thế tiềm năng của mình.

Chỉ bằng cách duy trì việc học tập suốt đời, một người mới có thể sống sót qua cơn khủng hoảng ở nơi làm việc và luôn có chỗ đứng trong dòng chảy hỗn loạn của thời đại.

Sống loay hoay gần hết đời người, tới tuổi 65 tôi mới vỡ lẽ: SỐ PHẬN là cái cớ của kẻ yếu, 5 kiểu người này cả đời không ngóc đầu lên được! - Ảnh 4.

5. Sợ bị từ chối

Có người đặt ra một câu hỏi rằng: "Vì sợ bị người khác từ chối, bạn đã làm gì?"

Có người không dám tỏ tình với người mình thích, mối quan hệ cứ vậy chưa từng bắt đầu.

Có người không dám tự đề bạt bản thân với lãnh đạo, cơ hội thăng tiến cứ như vậy lặng lẽ vụt mất.

Một số người gặp phải những vấn đề không thể giải quyết được và cảm thấy xấu hổ khi nhờ người khác giúp đỡ, khiến bản thân hết lần này đến lần khác cảm thấy thất vọng và bất lực.

Trong tâm lý học, kiểu người này được gọi là "người nhạy cảm khi bị từ chối".

Họ luôn quan tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác và lo lắng trước khi hành động, một khi thực sự bị từ chối, họ sẽ bắt đầu tự vấn bản thân và tự cho mình là kẻ thất bại.

Một cố vấn tâm lý cho biết: "Bị từ chối là một hiện tượng rất bình thường, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không đủ tốt, nó cũng không có nghĩa là đối phương có ý định làm tổn thương bạn".

Giao tiếp giữa các cá nhân giống như tiến hành một thử nghiệm ngẫu nhiên và bất kỳ kết quả nào cũng có thể xuất hiện.

Nếu ai đó từ chối bạn một điều gì đó, điều đó không có nghĩa là bạn có bất kỳ sai sót nào về tổng thể.

Trong giao tiếp với người khác, hãy cứ thoải mái, đừng quá khắt khe với mình.

Trong cuộc sống, điều quan trọng nhất không phải là người khác nghĩ gì mà là bạn có thể sống thoải mái, tự do ra sao. 

Aristotle đã nói:

Mỗi chúng ta được hình thành bởi những hành động lặp đi lặp lại, vì vậy sự xuất sắc không phải là một hành động mà là một thói quen.

Cuộc đời một con người là tổng hòa của vô số thói quen.

Thói quen tốt hình thành nên bạn, thói quen xấu tiêu diệt cuộc đời bạn.

Hãy từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tích cực điều chỉnh từng hành vi nhỏ, để có thể bước vào một chu kỳ tích cực và viết lại số phận của chính mình.

Mong rằng bạn có thể bỏ được 5 thói quen của kẻ yếu này, sống mỗi ngày trọn vẹn và ý nghĩa.

Theo Diệu Đan

Đời sống & pháp luật

Trở lên trên