MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

55-65 tuổi là giai đoạn cực quan trọng, cần học 4 thói quen chung của 2.000 người trăm tuổi để kéo dài tuổi thọ

14-12-2023 - 22:08 PM | Sống

55-65 tuổi là giai đoạn cực quan trọng, cần học 4 thói quen chung của 2.000 người trăm tuổi để kéo dài tuổi thọ

Với những người vừa bước qua tuổi trung niên, nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm tăng cao vậy nên cần chú ý đến sức khoẻ và có nhiều thói quen lành mạnh hơn.

Giai đoạn quyết định sức khỏe tuổi già

Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ của các nhà khoa học Brigham and Women's cho thấy giai đoạn chuyển đổi giữa tuổi trung niên và tuổi già, từ 55-65 tuổi sẽ quyết định sức khoẻ tương lai của một người.

Với phụ nữ sau 55 tuổi sức khoẻ và chức năng thể chất sẽ suy giảm, có nhiều bệnh đi kèm như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, viêm xương khớp và loãng xương. Nhất là trong giai đoạn mãn kinh, lượng estrogen tiết ra giảm, suy giảm nội tiết tố nữ, phụ nữ dễ gặp các vấn đề như tinh thần bất ổn, giấc ngủ kém.

55-65 tuổi là giai đoạn cực quan trọng, cần học 4 thói quen chung của 2.000 người trăm tuổi để kéo dài tuổi thọ- Ảnh 1.

Cũng theo các chuyên gia y tế, sau 55 tuổi nam giới dễ bị rối loạn giấc ngủ, chán ăn, mất cơ bắp, cơ thể có những dấu hiệu lão hoá, thậm chí trầm cảm. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, ung thư cũng tăng cao.

Bởi vậy nên thời gian 55-65 tuổi là một thập kỷ quan trọng cơ thể dễ suy nhược, nếu trong giai đoạn này có thể giữ gìn sức khỏe, có nhiều thói quen lành mạnh thì khả năng sống thọ và khỏe mạnh về già sẽ cao hơn.

4 thói quen chung nên học hỏi của 2.000 người trăm tuổi

Năm 2013, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) đã thực hiện khảo sát hơn 2.000 người trăm tuổi và phát hiện những điểm chung góp phần giúp họ sống khỏe, kéo dài tuổi thọ.

    Thích các thực phẩm từ đậu nành

Hơn 90% người trên 100 tuổi được khảo sát thích ăn các thực phẩm từ đậu nành như sữa đậu, đậu phụ,... Đậu nành rất giàu protein thực vật chất lượng cao, đồng thời cũng rất giàu canxi, phốt pho, lecithin, vitamin B và các chất dinh dưỡng quan trọng để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể người cao tuổi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng giảm cholesterol “xấu” của loại đậu này, tốt cho tim mạch vì ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các thực phẩm từ đậu nành còn có thể ngừa loãng xương ở người có tuổi, nhất là phụ nữ sau khi mãn kinh vì lượng canxi dồi dào. Sữa đậu nành được coi là “thần dược” làm chậm quá trình lão hoá, khoẻ da, đẹp tóc và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống sữa đậu nành điều độ có lợi cho nam giới trong việc ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt và các bệnh khác.

55-65 tuổi là giai đoạn cực quan trọng, cần học 4 thói quen chung của 2.000 người trăm tuổi để kéo dài tuổi thọ- Ảnh 2.

    Chăm uống nước

Số liệu khảo sát cho thấy hơn 70% số người trường thọ được khảo sát thích uống nước, có thói quen uống nước vào buổi sáng hoặc uống trà. Thói quen này được đánh giá giúp giữ độ nhớt trong máu ở mức ổn định, dễ lưu thông hơn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe tim mạch.

Theo bác sĩ tiết niệu Mỹ David Shusterman, sau 50 tuổi cơ thể dễ mất nước vì nhiều lý do, vậy nên cần uống từ 1,5 lít nước để tránh tình trạng mất nước dẫn đến kiệt sức, suy thận,... Vậy nên người trung niên, cao tuổi cần tập thói quen uống nước ngay cả khi không khát, nên uống nhiều vào ban ngày, buổi tối nên uống hạn chế để giảm số lần đi tiểu vào ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Uống trà cũng là đồ uống được nhiều người cao tuổi lựa chọn. Trà xanh dồi dào chất chống oxy hóa, có lợi cho tim mạch và nổi bật với khả năng chống viêm, cải thiện huyết áp cũng như giảm cholesterol "xấu". EGCG của trà xanh đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển các khối u trong khi đó chất polyphenol trong trà có khả năng chống lão hóa mạnh gấp 18 lần so với vitamin E.

55-65 tuổi là giai đoạn cực quan trọng, cần học 4 thói quen chung của 2.000 người trăm tuổi để kéo dài tuổi thọ- Ảnh 3.

    Suy nghĩ cởi mở, sống lạc quan

65% những người tham gia khảo sát cho biết họ có suy nghĩ lạc quan về cuộc sống và chỉ 5,8% cho biết họ có thường có ý nghĩ tiêu cực. Trên thực tế, sức khỏe tinh thần có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe thể chất, ảnh hưởng đến tuổi thọ.

Một nghiên cứu từ năm 2019 của ĐH Boston (Mỹ) chỉ ra cả đàn ông và phụ nữ lạc quan đều sống lâu hơn trung bình 11–15%. Những người sống lạc quan có thể giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và bệnh tim. Các tác giả của nghiên cứu nhận thấy rằng những người lạc quan có nhiều động lực hơn để duy trì sức khỏe tốt.

    Vận động điều độ, không làm quá sức

Khi nhắc đến thói quen tốt cho sức khoẻ và tuổi thọ, nhiều người thường nghĩ tới việc chăm chỉ tập thể dục. Trên thực tế, chỉ 20% người trăm tuổi ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) được hỏi cho biết họ tập thể dục mỗi ngày, còn lại không tập thể dục nhiều hoặc vận động bằng cách làm việc nhà, lao động sau khi nghỉ hưu.

Điều này cho thấy việc tập thể dục quá nhiều chưa chắc đã tốt mà thay vào đó nên vận động ở mức vừa đủ. Nhất là khi thể lực cũng như xương khớp của người cao tuổi đã yêu đi, dễ gặp chấn thương nếu vận động quá sức.

Theo Toutiao

Giáo sư sống khỏe tới 98 tuổi dù 2 lần bị ung thư, tất cả nhờ quy tắc "3 không": Nhiều người không để ý - Ảnh 5.

Kim Linh

Phụ nữ số

Trở lên trên