Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất
Một đợt sóng nhiệt kỷ lục đang diễn ra tại Nam cực - nơi vào thời điểm đáng lẽ phải là lạnh nhất trong năm.
- 05-08-2024Thời tiết khắc nghiệt biến đô thị thành ‘lò nung’, Trung Quốc đưa công nghệ lên một tầm cao mới: Cao ốc biết ‘tự động tránh nắng’, tiết kiệm đến 50% năng lượng
- 03-08-2024Ẩn mình trong rừng nhiệt đới Amazon là một thành phố lớn với dân số 500.000 người, vẫn chưa thể tiếp cận được bằng đường bộ!
Đợt nắng nóng phá kỷ lục diễn ra vào thời điểm thường là lạnh nhất ở nơi lạnh nhất trên Trái đất khiến các nhà khoa học lo ngại về tác động của nó đối với "sức khỏe" trong tương lai của lục địa Nam cực và hậu quả mà nó có thể gây ra cho hàng triệu người trên toàn cầu.
Nhiệt độ kể từ giữa tháng 7 đã tăng lên tới 10°C so với mức bình thường ở một số khu vực của Nam cực và tình trạng ấm áp trái mùa có thể tiếp tục kéo dài đến nửa đầu tháng 8. Dữ liệu mới nhất cho thấy nhiệt độ cao ở một số khu vực Đông Nam cực, nơi có điều kiện bất thường nhất đang diễn ra, thường ở mức từ -50°C đến -60°C hiện đã tăng lên gần với mức -25°C đến -30°C.
Nhiệt độ nóng như mùa hè vào giữa mùa đông ngay cả khi phần lớn lục địa vẫn dưới mức đóng băng là một diễn biến đáng báo động đối với Nam cực - nơi có khả năng gây ra mực nước biển dâng cao thảm khốc hơn bất kỳ địa điểm nào khác khi ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch tiếp tục đẩy nhiệt độ toàn cầu lên cao.
Hầu hết băng của Trái đất được lưu trữ tại đây và nếu tất cả tan chảy, mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tăng hơn 45 mét.
(Ảnh: SciTechDaily)
Ngay cả sông băng "Ngày tận thế" khi tan chảy cũng có thể làm mực nước biển dâng cao thêm 3 mét - mức độ thảm khốc đối với các cộng đồng ven biển trên thế giới.
David Mikolajczyk - nhà khí tượng học tại Trung tâm dữ liệu và nghiên cứu khí tượng Nam cực thuộc Đại học Wisconsin-Madison - cho biết có khả năng sẽ xảy ra nhiều đợt nắng nóng tương tự vào mùa đông trong tương lai, khiến lục địa băng giá này dễ bị tổn thương hơn trong mùa hè và dễ bị tan chảy hơn trong các đợt nắng nóng tiếp theo.
Ông Mikolajczyk nói với CNN rằng tình trạng băng tan chảy gia tăng ở Nam cực cũng có khả năng làm thay đổi các luồng lưu thông đại dương toàn cầu. Những luồng lưu thông này đóng vai trò lớn trong việc điều tiết khí hậu khiến Trái đất thành nơi có thể sinh sống được.
Một nghiên cứu vào năm 2020 được công bố trên tạp chí Nature Climate Change cho thấy Nam cực ấm lên nhanh hơn gấp 3 lần so với tốc độ trung bình toàn cầu từ năm 1989 đến năm 2018.
Tây Nam cực và sông băng "Ngày tận thế" Thwaites đã trở thành trọng tâm chính của nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây do tác động thảm khốc từ mực nước biển dâng cao khi băng tan chảy ở tại khu vực này.
Các nghiên cứu khác trong vài năm qua đã chứng minh rằng tình trạng băng tan chảy ở Đông Nam cực - nơi xảy ra đợt nắng nóng này - cũng đang trở nên đáng lo ngại không kém.
VTV