Sống tối giản bằng cách buông bỏ và sàng lọc những thứ hữu ích
Người ta có câu: 'Cái cũ không đi, cái mới không đến'. Một người chỉ có được những thứ giá trị hơn nếu dám từ bỏ thứ không còn giá trị với mình.
- 19-06-2023Cho con nghỉ học, đạp xe “phượt” 1800km trong 17 ngày để trải nghiệm cuộc sống
- 18-06-2023Về quê sống cùng bố mẹ: Thu nhập giảm một nửa nhưng vẫn tiết kiệm được nhiều hơn
- 18-06-2023Khách Tây đúc kết cẩm nang cách sống chuẩn Việt: Cử chỉ nào sẽ đóng băng cuộc trò chuyện?
Khi cuộc sống quá bộn bề và phức tạp thì một cách sống mới lại lên ngôi, chính là: Tối giản.
Tối giản là tập trung vào bản thân, lấy hiện tại làm cơ hội để giải quyết các mối quan hệ và vạn vật xung quanh, từ bỏ những thứ không cần thiết, để mọi thứ xung quanh mình lẫn nội tâm tinh giản hơn.
Bằng cách buông bỏ và sàng lọc những người và vật thực sự hữu ích, chúng ta mới biết sống thoải mái hơn, ít rước về bộn bề và năng lượng tiêu cực.
Tuy nhiên, trong cuộc sống thực tế, luôn có một số người thích tự làm khổ bản thân, ngay cả khi đủ đầy mọi thứ, họ cũng không sẵn sàng vứt bỏ bất cứ thứ gì.
Kiểu người không biết buông bỏ này thường không thoát khỏi 3 tình trạng sau đây:
1. Vì quá khứ khổ cực nên tằn tiện hết sức
Trong thời đại vật chất khan hiếm trước đây, nhiều gia đình cơ cực, thậm chí cơm ăn áo mặc còn khó khăn, nên chỉ cần là của cải thì dù tốt hay xấu, họ đều coi trọng.
Đối với thế hệ chịu thương chịu khó, tiết kiệm là bài học khắc cốt ghi tâm. Ngay cả khi thời đại có tiến bộ và điều kiện sống được cải thiện, họ cũng không sẵn sàng chịu vứt đi những gì đang có trong tay.
Trong cuộc sống hằng ngày, có lẽ bạn cũng gặp những tình huống như: Cố gắng ăn thức ăn thừa dù đã để mấy ngày bắt đầu lên mùi khó chịu; ăn trái cây rau củ hư hỏng vì tiết tiền; mắng nhiếc người khác thậm tệ vì quên tắt điện; thậm chí hạ mình chịu nhục chỉ vì muốn hưởng chút lợi lộc “từ trên trời rơi xuống”...
Thật vậy, tiết kiệm là đức tính đáng học tập ở mọi thời đại. Tuy nhiên, chúng ta làm gì cũng phải có chừng mực, nếu tiết kiệm quá độ thì sẽ thành tằn tiện, keo kiệt, từ đó ảnh hưởng xấu đến chất cuộc sống và các các mối quan hệ xung quanh.
Vật chất luôn quan trọng nhưng nó chỉ thực sự đáng trân quý khi cần thiết và có lợi với chúng ta. Do đó, đừng vì chấp niệm “tiết kiệm” mà khiến sức khỏe, cuộc sống của chúng ta dần sa sút.
2. Gặp chuyện do dự, khó đưa ra lựa chọn
Có một số người không muốn vứt bỏ bất cứ thứ gì, không phải vì họ đã trải qua gian khổ, cũng không phải vì quá tằn tiện, mà đơn giản là họ khó lựa chọn, khó quyết định.
Biểu hiện rõ nhất của kiểu người này là suy nghĩ quá nhiều, nhìn trước ngó sau, chần chừ, cũng có thể nói họ thiếu mục tiêu rõ ràng và khả năng nhìn nhận lại bản thân. Đó là lý do tại sao họ không thể lựa chọn, họ muốn mọi thứ, nhưng cuối cùng lại không thể sở hữu nhiều thứ.
Có câu nói: Hầu hết phiền muộn trong cuộc sống đều đến từ những đánh đổi sâu thẳm trong trái tim chúng ta.
Đời người đều có hạn, nên nhiều người khó lòng dứt khoát lựa chọn thứ có ý nghĩa với cuộc sống và vứt bỏ thứ vô giá trị.
Suy cho cùng, con người vẫn cần có mục tiêu rõ ràng và khả năng phán đoán, khi sự việc xảy ra nên bớt cáu kỉnh, hãy bắt đầu soi xét từ chính mình, xem hiện tại là cơ hội, kịp thời lựa chọn và đánh đổi, nhờ vật mới đón nhận một cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Thiếu sự dứt khoát, lo lắng được mất
Còn có một kiểu người, không nỡ vứt bỏ thứ gì, cho dù ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác không dùng đến, họ cũng không nỡ lòng, chủ yếu là vì họ nhập nhằng và không phân định rõ liệu món đồ ấy có còn cần thiết hay không.
Ví dụ khi dọn tủ, bộ quần áo bỏ không mấy năm nay nhỏ quá mặc không vừa nhưng không nỡ vứt đi, một phần vì tiếc tiền, một phần vì nghĩ ngày nào đó mình sẽ giảm cân.
Một số thiết bị gia dụng lâu ngày không sử dụng ở nhà chiếm quá nhiều diện tích, vứt đi thật đáng tiếc, luôn cảm thấy sau này nếu muốn dùng thì sẽ phải bỏ tiền ra mua lại…
Tuy nhiên, kết quả thường là những thứ không được sử dụng bây giờ có thể sẽ không được sử dụng trong tương lai.
Do đó, thực sự không cần phải loay hoay quá nhiều. Cuộc sống không có nhiều “giá như” và “hoàn cảnh đặc biệt” trong tương lai, lo lắng về ngày mai chưa xảy ra khiến bản thân không thể tận hưởng cuộc sống hiện tại một cách an tâm và thoải mái.
Phụ nữ Việt Nam