Sony và "con đường tới số 0": Khi gã khổng lồ tiết kiệm bằng công nghệ
Road to Zero (con đường tới số 0), cách Sony hướng đến công nghệ xanh hoàn toàn vào năm 2050, đã cho thấy khả năng tiết kiệm đột phá của gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản.
- 10-07-2018Trong khi cả thế giới điêu đứng, Trade War lại giúp Sony đòi lại ngôi vương sau 15 năm gián đoạn
- 23-05-2018Sony thành nhà xuất bản nhạc lớn nhất thế giới sau thương vụ 2,3 tỷ USD
- 16-11-2017CEO đưa lợi nhuận Sony lên kỷ lục 20 năm là ai?
- 23-05-2017Sony được ông Hirai vực dậy ra sao trong 5 năm qua?
Bảo vệ môi trường tự nhiên chính là cách tốt nhất để tạo ra một xã hội bền vững cho các thế hệ tương lai. Giống như nhiều doanh nghiệp khác, Sony đang quan tâm đến việc phát triển công nghệ thân thiện môi trường nhằm giảm thiểu tác động từ các sản phẩm đến môi trường. Chương trình "Road to Zero" nằm ở vị trí trung tâm của kế hoạch này.
Với lợi thế của một doanh nghiệp công nghệ - điện tử hàng đầu, Sony đã phát động nhiều sáng kiến giúp giải quyết cả vấn đề hiệu suất của sản phẩm lẫn cách thức sản xuất ra những sản phẩm đó nhằm hạn chế tới mức tối thiểu tác động của chúng với môi trường thông qua giảm lượng khí thải trong các nhà máy.
Đột phá tiết kiệm trong sản xuất cảm biến hình ảnh
"Nét như Sony" là câu nói khá quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt Nam. Nó xuất hiện khi những chiếc tivi của Sony phổ dụng tại Việt Nam và là sản phẩm mà mọi người đều muốn sở hữu. Công nghệ về hình ảnh đã và đang là một trong những thế mạnh của Sony dù hiện tại, thương hiệu Nhật Bản gặp phải nhiều sự cạnh tranh đến từ các đối thủ trong và ngoài nước.
Cảm biến hình ảnh CMOS hiện đang là một trong những sản phẩm quan trọng của Sony, giúp tăng khả năng hiển thị của sản phẩm. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất cảm biến CMOS đòi hỏi hệ thống điều hòa không khí cực kỳ khắt khe bên trong phòng sạch. Điều đó đồng nghĩa với việc nó đòi hỏi nhiều chi phí về năng lượng để duy trì nhiệt độ, độ ẩm và độ sạch cần thiết.
Tuy nhiên, Sony đã đưa quá trình sản xuất cảm biến CMOS vào trọng tâm chương trình tiết kiện nặng lượng theo kế hoạch Road to Zero của mình. Để đạt được điều đó, công ty phải dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm, kiếm thức và kỹ năng của chính đội ngũ cán bộ, nhân viên các nhà máy chính.
"Họ là nhân tố quan trọng trong các nỗ lực cải thiện giúp giảm tác động đến môi trường, đồng thời duy trì các tiêu chuẩn phòng sạch để đảm bảo chất lượng sản phẩm và năng suất cao", đại diện Sony cho hay.
Trong nhà máy ở Nagasaki, Sony sử dụng nhiệt lượng tỏa ra từ chính hệ thống máy móc trong phòng sạch để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm của không khí được đưa vào phòng. Trước đó, người ta sử dụng nhiên liệu hóa thạch để làm việc này, dẫn tới việc gia tăng khí thải CO2 ra môi trường.
Hệ thống mới giúp giảm hơn một nửa lượng phát thải CO2 từ nhà máy của Sony tại Nagasaki. Từ 9.300 tấn phát thải CO2 một năm với hệ thống cũ, nhà máy này chỉ còn thải ra 4.400 tấn khí CO2 mỗi năm. Trong khi đó, sản lượng cảm biến CMOS của nhà máy ở Nagasaki, vốn được dùng cho điện thoại thông minh và máy ảnh Sony, vẫn được đảm bảo.
Điều hòa không khí "không giống ai"
Ở thời điểm hiện tại, hầu hết các nhà máy đều làm lạnh theo phương thức truyền thống. Theo đó, những chiếc quạt công suất lớn đẩy khí lạnh từ trần nhà xuống để làm mát toàn bộ phòng và hệ thống máy móc. Nhiệt thải ra sẽ được hút qua các lỗ không khí dưới sàn nhà.
Nhà máy của Sony đang được áp dụng hệ thống điều hòa không khí thông minh, được thiết kế để phục vụ tốt nhất từng nhu cầu của mỗi bộ phận. Hệ thống điều hòa không khí tổng được thiết kế lại với kỹ thuật "điều hòa không khí một phần". Theo đó, luồng khí lạnh sẽ được đưa ngang vào hệ thống máy móc sinh nhiệt trong khi phần thu nhiệt được đặt trên mái, giúp thu hồi khí nóng và những hạt bụi được nó mang theo.
Sáng tạo tưởng như đơn giản này mang đến những hiệu quả tiết kiệm năng lượng tới bất ngờ. Luồng khí đi trực tiếp giúp các nhà máy giảm khoảng 67% lượng phát thải CO2 so với hệ thông làm mát tổng thể. Được triển khai đầu tiên tại nhà máy ở Thái Lan, Sony đang lên kế hoạch áp dụng tổng thể mô hình này trên tất cả các nhà máy của hãng trên khắp thế giới.
"Quản lý năng lượng tại nhà máy là liên tục tìm kiếm những cách thức mới để duy trì chất lượng sản xuất, giảm năng lượng sử dụng và giảm tác động đến môi trường. Đưa vào sử dụng hệ thống điều hòa không khí dựa trên kỹ thuật đối lưu khí tự nhiên, chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, do nó rất khác biệt so với các hệ thống điều hòa không khí thông thường nên chúng tôi cũng cần đến sự hỗ trợ của nhân viên sản xuất để xác nhận rằng không có tác động bất lợi nào đối với môi trường làm việc của họ", ông Hirotoshi Kikuchi, quan chức cấp cao của Sony Thái Lan, chia sẻ.