MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Squat 150 cái liên tục, nữ sinh 14 tuổi bị thương tật vĩnh viễn, cả đời phải dùng nạng: Vận động quá sức nguy hại ngang đốt cháy tuổi thọ

01-10-2021 - 06:53 AM | Sống

Squat 150 cái liên tục, nữ sinh 14 tuổi bị thương tật vĩnh viễn, cả đời phải dùng nạng: Vận động quá sức nguy hại ngang đốt cháy tuổi thọ

Một nữ sinh Trung Quốc đã bị thương tật vĩnh viễn ở bàn chân trái khi mới 14 tuổi sau khi thực hiện squat 150 cái liên tục.

Nữ sinh 14 tuổi này họ Ren, đang theo học Trường Nghề Xianshi thuộc huyện Hợp Giang, tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, khi ở trường, cô đã thực hiện 150 cái squat, động tác đứng lên và ngồi xuống tại trường học.

Trước khi thực hiện, nữ sinh Ren từng bị thương ở bàn chân 2 tháng trước. Việc thực hiện động tác squat 150 cái liên tục đã tạo ra gánh nặng lớn lên chân trái.

Sau vụ việc, nữ sinh 14 tuổi này đã phải tiến hành phẫu thuật và điều trị y tế dài ngày tại một số bệnh viện ở thành phố Lô Châu và Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên. Tuy nhiên, kết quả không may xảy ra khiến cô bị thương tật vĩnh viễn và bị hạn chế vận động cả phần đời còn lại. Để di chuyển, Ren buộc phải dùng nạng, theo các bác sĩ kết luận.

Nguyên nhân của vụ việc là do một phương thức kỷ luật do hội trưởng hội học sinh (14 tuổi) đề ra để phạt các bạn lén mang đồ ăn vặt vào ký túc xá nhà trường.

Tuy nữ sinh Ren đã đề cập tới vết thương cũ ở chân nhưng cả hội trưởng hội học sinh và nhân viên giám sát ký túc xá đều nhất quyết yêu cầu cô phải thực hiện 150 cái squat. Điều này đã dẫn tới kết quả không may, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe thể chất và tinh thần của cô.

Squat 150 cái liên tục, nữ sinh 14 tuổi bị thương tật vĩnh viễn, cả đời phải dùng nạng: Vận động quá sức nguy hại ngang đốt cháy tuổi thọ - Ảnh 1.

Nữ sinh Trung Quốc bị thương tật vĩnh viễn ở bàn chân trái sau hình phạt thực hiện 150 cái squat ở trường. (Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu)

Vậy vận động quá sức nguy hại đến mức nào?

Tình trạng “ngộ độc tim”

Theo Tạp chí Tim mạch châu Âu, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc lạm dụng, tập thể dục quá mức hoàn toàn đem lại những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của hệ tim mạch.

Trong đó, “ngộ độc tim” là tình trạng cấu trúc cơ tim bị thay đổi vĩnh viễn khi cơ thể rơi vào tình trạng vận động quá sức trong thời gian dài, thường xuyên. Điều này có thể gây ra hiện tượng nhịp tim bất thường (arrhythmia) và gia tăng nguy cơ đột quỵ do trụy tim.

Hiệu ứng ức chế miễn dịch

Khi cơ thể bị áp lực về mặt thể chất, tuyến thượng thận tiết ra một loại hormone là Cortisol. Về mặt lợi ích, hormone này có khả năng hỗ trợ quá trình phân giải protein và kích thích sự sản sinh glucose mới tại gan.

Tuy nhiên, cơ thể cũng phải đối mặt với những bất lợi mà cortisol mang lại, đó là hiệu ứng ức chế miễn dịch, khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hệ miễn dịch suy giảm nếu cơ thể bị ép phải vận động quá sức.

Squat 150 cái liên tục, nữ sinh 14 tuổi bị thương tật vĩnh viễn, cả đời phải dùng nạng: Vận động quá sức nguy hại ngang đốt cháy tuổi thọ - Ảnh 2.

Suy giảm sức khỏe xương khớp

Ảnh hưởng từ cortisol cũng tác động một phần tới sức khỏe xương khớp. Kết hợp những ảnh hưởng tiêu cực tác động từ quá trình vận động quá sức lâu dài, các mô xương được tích lũy ít hơn so với mô xương bị phân hủy.

Mật độ xương giảm đi chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng rạn, nứt xương thường xảy ra, nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về xương nghiêm trọng khác như viêm khớp, loãng xương. Chắc chắn vận động quá sức nguy hại đến cuộc sống của mọi người rất nhiều, đặc biệt là người trong độ tuổi đang phát triển và người già.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Theo nghiên cứu, chỉ số sinh hóa (biochemical markers) của những người thường xuyên vận động quá sức tương đương với người mắc chứng trầm cảm mạn tính. Đồng thời, họ cũng có chung thể hiện về hành vi ví dụ như dễ cáu gắt, mất ngủ, không có động lực...

Thống kê của Đại học Kỹ thuật Munich cho thấy, vận động viên tập luyện quá sức cũng gia tăng nguy cơ trầm cảm đến gần 20%.

Như vậy, thường xuyên có hoạt động thể chất đem lại lợi ích cho sức khỏe, nhưng vận động quá sức nguy hại cho cả thể chất và tinh thần của mỗi người. Trong quá trình tập luyện, nếu thấy bất kỳ triệu chứng kể trên nào thì cần dừng tập luyện để cơ thể có thời gian phục hồi.

Để đảm bảo bản thân không bị chấn thương, rơi vào tình trạng thương tật không đáng có vì vận động sai cách, bạn cần có kế hoạch tập luyện sao cho phù hợp nhất với thể trạng bản thân. Cần để thể dục thể thao có thể phát huy đúng những ích lợi của mình, chứ không gây ra những hiểm họa không đáng có, ảnh hưởng tới cuộc sống và tương lai.

Phương Thuý

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên