Sự phục hồi của giá dầu có thể “chùn bước”
Năm 2015, giá dầu đã có đầu năm như mơ khi liên tục tăng. Đến đầu tháng 5, giá dầu đã đạt đỉnh sau 112 ngày tăng. Năm nay, đợt phục hồi của giá dầu đã kéo dài 140 ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại.
- 10-06-2016Giá dầu đứt mạch tăng 3 ngày, rời đỉnh của năm
- 08-06-2016Giá dầu tại thị trường châu Á chạm mức cao nhất trong 8 tháng
- 07-06-2016Căng thẳng tại Nigeria leo thang, giá dầu tăng mạnh
Tuy nhiên, có những lo ngại về việc giá dầu có thể đang “cầm đèn” chạy trước các nguyên tắc cơ bản của thị trường.
Đã từng có thời điểm nhiều người dự báo rằng đợt phục hồi của giá dầu sẽ kết thúc vào tháng 3 nhưng thực tế lại cho thấy giá hàng hòa này không dễ để sụt giảm một lần nữa. Sau khi chạm đáy vào giữa tháng 1, giá dầu đã tăng gần 100%. Giá dầu Brent sau khi vượt mốc 50 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 6/6 đã được giao dịch ở quanh mức này trong cả tuần. Giá dầu WTI cũng làm được điều tương tự nhưng lại không giữ được mốc 50 USD/thùng trong phiên cuối tuần.
Giá dầu Brent đã tăng trung bình 18 cent/ngày kể từ giữa tháng 1, tương tự như mức tăng 19 cent/ngày trong cùng kỳ năm trước.
Diễn biến giá dầu năm 2016 (màu vàng) so với năm 2015 (màu xanh)
Hiện nay đang có những rủi ro về việc thiếu nguồn cung bởi các công ty đang cắt giảm chi tiêu cho những dự án mới. Tuy nhiên, chưa có điều gì thực sự xảy ra. Những gì chúng ta có hiện nay chỉ là việc sản lượng dầu mỏ sụt giảm ngoài ý muốn tại một số quốc gia như Canada, Nigeria hay Libya. Chính những sự kiện không lường trước này đã giúp giảm sản lượng dự thừa.
Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết sự gián đoạn sản lượng lần này tại các quốc gia trên đã khiến sản lượng tiềm năng trong tháng 5 giảm 3,6 triệu thùng/ngày, mức cao nhất kể từ năm 1990. Nhiều nhà sản xuất đã bị đình trệ trong nhiều năm qua và sắp tới sẽ có thêm nhiều người rơi vào tình trạng này.
Với một số nhà sản xuất, sản lượng dầu mỏ sẽ không thể đạt được như cũ nhưng với một số khác, sự phục hồi có thể diễn ra rất nhanh chóng. Vụ cháy rừng tại Canada đã khiến sản lượng dầu mỏ của nước này sụt giảm tới 1,2 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, vấn đề đã được giải quyết và các nhà sản xuất nước này đang từ từ quay lại guồng sản xuất.
Bên cạnh đó, sản lượng dầu mỏ của Mỹ đã có tuần tăng đầu tiên trong vòng ba tháng qua. Công ty Continental Resources đã bắt đầu bắn đá lấy dầu tại các giếng khoan sau khi kế hoạch bị bỏ dở do giá dầu sụp đổ trước đó. Tính đến cuối năm 2015, có 4.290 giếng khoan như vậy tại Mỹ và các công ty đang có dấu hiệu khai thác trở lại vào thời điểm này. Mặc dù vậy, chuyên gia Peter Pulikkan của Bloomberg Intelligence cho rằng giá dầu phải tăng thêm khoảng 5-10 USD/thùng thì điều này mới có thể xảy ra.
Ngoài Canada, các quốc gia bị gián đoạn sản xuất khác không cho thấy sự quay trở lại trong thời gian ngắn. Sản lượng của Nigeria vẫn là một dấu hỏi khi công ty Shell cho biết sự an toàn của công nhân vẫn là ưu tiên hàng đầu khi sửa chữa cơ sở hạ tầng và các cuộc tấn công liên tục xảy ra.
Hỗn loạn chính trị tại Libya cũng đồng nghĩa với việc sản lượng ở đây vẫn chưa thể phục hồi được. Trong tháng 5 sản lượng của nước này giảm khoảng 250.000 thùng/ngày, rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2. Tới đầu tháng 6, tình hình đã cải thiện đôi chút khi sản lượng phục hồi khoảng 300.000 thùng/ngày.
Mặc dù sản lượng đang chững lại nhưng EIA cho biết những kho dự trữ trên toàn cầu vẫn sẽ được xây dựng cho tới tháng 8. Sự trở lại của Canada và Mỹ có thể nhanh chóng đánh sập tâm lý lạc quan của thị trường hiện nay. Không chỉ có vậy, bất kỳ dấu hiệu phục hồi nào tại Nigeria hay Libya cũng có thể phá vỡ sự phục hồi mong manh có được trong 4 tháng qua.
Người đồng hành