Sự thật về tin đồn "gan phải thải độc 32 ngày sau khi ăn mì tôm"
Có ý kiến rằng sau khi ăn mì, gan phải thải độc 32 ngày mới hết, mì tôm có chất gây ung thư, chứa chất bảo quản gây khó tiêu... Điều này có đúng không? Làm sao để ăn mì an toàn?
- 25-12-2017[Cẩm nang] Ung thư gan phát triển trong lặng lẽ, khi có dấu hiệu này là gan đang 'kêu cứu'
- 23-12-2017Để gan khỏe: Chuyên gia khuyên ăn uống bổ dưỡng không quan trọng bằng làm những việc sau
- 19-12-2017Gan là nhà máy thải độc, muốn gan khoẻ hãy chịu khó ăn 12 thực phẩm này
Mì ăn liền ( mì tôm ) được xem là một loại thực phẩm khiến cho người ta vừa yêu vừa ghét.
Do đặc tính riêng của mì tôm, là thực phẩm tiện lợi, mùi vị hấp dẫn, dễ bảo quản và mang đi, rẻ tiền… nên được xem là món ăn đi theo khách du lịch trên mọi nẻo đường, khi đi công tác, hay phải làm thêm giờ lúc nửa đêm.
Những tin đồn xấu xí về mì ăn liền
Tin đồn 1: Mì ăn liền chứa chất độc, ăn vào sẽ bị ung thư dạ dày ?
Sự thật: Cái gọi là chất gây ung thư ở trong mì ăn liền có hàm lượng rất thấp
Chất độc ở trong mì mà người ta nói tới chính là chất acrylamide. Acrylamide dễ dàng được hình thành sau khi tinh bột được đun nóng ở nhiệt độ cao trên 120 độ C. Có tài liệu nghiên cứu cho rằng, chất acrylamide trong quá trình trao đổi chất có thể gây ra các yếu tố dẫn đến ung thư.
Tuy nhiên, chúng ta không phải lo lắng quá nhiều bởi vì loại chất này sẽ gây hại cho cơ thể con người chỉ khi nó chứa hàm lượng cao ở mức độ nhất định.
Theo nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, căn cứ trên hàng chục thương hiệu mì với các cơ sở sản xuất khác nhau, chất acrylamide có hàm lượng trung bình từ 15 đến 80 mg/kg, phù hợp với các dữ liệu thử nghiệm của Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản và bộ phận kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc, không có nguy cơ gây ung thư.
Hiện nay, chưa có bằng chứng rõ ràng chứng minh có sự tương quan giữa việc hấp thụ chất acrylamide qua thức ăn và sự phát triển của khối u người. Vì vậy, ăn mì ăn liền ở mức độ và số lượng vừa phải thì không cần lo lắng về nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Tin đồn 2: Mì ăn liền chứa một số lượng lớn chất bảo quản, không dễ tiêu hóa
Sự thật: Mì ăn liền không cần phải thêm chất bảo quản
Một gói mì ăn liền khi chưa mở ra có thể để nhiều tháng mà không bị biến chất, nhiều người cho rằng chắc chắn trong mì phải chứa chất bảo quản.
Trên thực tế, mì ăn liên cơ bản không cần cho chất bảo quản. Chất bảo quản cho vào thực phẩm thường là vì mục đích ngăn ngừa hoặc ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn, nấm mốc và các vi sinh vật khác.
Nhưng do mì ăn liền sau khi chiên ở nhiệt độ cao, đại đa số vi sinh vật đã bị giết, và độ ẩm của nó là rất thấp, không thể đáp ứng các điều kiện để vi sinh vật hay vi khuẩn sinh trưởng và phát triển.
Đối với các gói gia vị, do đã trải qua nhiệt độ cao khi chế biến, khử trùng bằng tia cực tím, đóng gói trong điều kiện túi nylong kín, sẽ không dễ dàng biến chất.
Tin đồn 3: Độc tố có trong mì ăn liền sẽ khiến gan phải thải độc mất 32 ngày
Có tin đồn nói rằng, người ta cho một loại chất có thể gây ung thư tên là BHT vào trong dầu khi chiên mì. Đồng thời những hộp hoặc bát đựng mì ăn liền được làm từ chất liệu polystyrene, khi pha mì ở nhiệt độ cao sẽ giải phóng các chất độc hại, chúng là những chất không có lợi cho cơ thể.
Trong khi đó, gan là cơ quản thải độc của cơ thể. Một khi cơ thể hấp thụ bất kỳ một chất độc hại nào mà nó không cần, thì sẽ phải chuyển đến gan để thực hiện quy trình đào thải ra ngoài, thông thường quy trình này sẽ kéo dài tới 32 ngày.
Khi chúng ta ăn mì ăn liền, hoặc các thực phẩm chiên nở khác, các chất không mong muốn trong món ăn đều phải nhờ đến gan để đào thải ra ngoài, đều cần đến khoảng thời gian này để thực hiện một chu kỳ.
BHT là một loại chất chống oxy hoá được sử dụng rộng rãi trong quá trình oxy hóa dầu. Là một phụ gia thực phẩm mà tính an toàn của nó đã được xem xét rộng rãi. Theo tiêu chuẩn quốc gia của Trung Quốc hiện hành về phụ gia thực phẩm, lượng BHT trong thực phẩm nói chung là 0,2 g/kg dầu.
Nếu tính mì ăn liền trọng lượng khoảng 100g/gói, với hàm lượng dầu khoảng 20%, thì ngay cả khi ăn khoảng 5 gói mì ăn liền mỗi ngày, hàm lượng BHT trong đó cũng không gây nguy hiểm cho sức khoẻ (nhưng hãy nhớ rằng các loại thực phẩm đóng gói khác cũng có thể chứa BHT).
Còn ý kiến về việc hộp đựng mì ăn liền (bát hoặc cốc) có chứa chất độc làm từ polystyrene, khi pha mì với nước sôi ở nhiệt độ cao, chất polystyrene có thể dẫn đến ưng thư. Trong thực tế, chất Styrene là một loại nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp.
Nghiên cứu cho thấy, chất này khi dùng ở liều cao có thể gây ra ung thư ở chuột. Nhưng liều cao ở đây được hiểu là hàng chục miligam/mỗi kg trọng lượng cơ thể, trong khi số lượng này sản sinh ra ở hộp đựng mì lại không cao. Kể cả các nước Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản vẫn cho phép sử dụng.
Quan trọng hơn, hiện nay ở Trung Quốc đang sử dụng phổ biến hộp đựng mì bằng chất liệu polyethylene (PE) an toàn hơn mà không thải ra các chất độc hại khi pha mì với nước nóng.
Ngoài ra, ý kiến về chu trình thải độc trong 32 ngày cũng không có căn cứ khoa học.
Lưu ý đặc biệt: Mặc dù mì ăn liền là an toàn, nhưng không nên ăn nhiều
Mặc dù mì ăn liền đã được chứng minh là thực phẩm an toàn để ăn, nhưng chúng không phải là "thực phẩm lành mạnh" - những vấn đề chính là do mì chứa lượng calo cao, chất dinh dưỡng đơn nhất và lượng muối cao.
Một gói mì ăn liền nấu chín có khoảng 500-600 calo, hàm lượng chất béo lên đến 20%, thường xuyên ăn mì ăn liền có thể dẫn đến lượng calo và chất béo dư thừa, thiếu protein, chất xơ, vitamin và chất khoáng, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc béo phì .
Hơn nữa, mì ăn liền cũng chứa hàm lượng natri cao, hàm lượng natri của một gói mì thường từ 2000 - 3000 mg (natri trong chế độ ăn hàng ngày thường được đề nghị là khoảng 2300 mg), ăn một gói mì toàn phần sẽ tương đương đủ lượng natri/muối được phép ăn trong ngày.
Do đó, như một thực phẩm tiện lợi, mì ăn liền nên được sử dụng như một thực phẩm khẩn cấp tạm thời và không nên dùng làm thực phẩm chính.
5 nguyên tắc cần tuân thủ khi ăn mì ăn liền
- Ăn ít
- Cố gắng chọn loại mì được sản xuất bằng công nghệ không chiên dầu mỡ
- Khi nấu mì tốt nhất nên kết hợp với các thực phẩm khác như trứng, rau, có điều kiện thì nên thêm hải sản để ăn cùng.
- Mì ăn liền ăn cùng xúc xích được xem là một món hỗn hợp "rác", tốt nhất nên kết hợp ăn cùng sữa chua hoặc trái cây tươi và rau.
- Ăn mì chú ý hạn chế uống nước pha mì, hạn chế cho nhiều gia vị.
*Theo Health/Sohu
Trí thức trẻ