Sức hút từ nền kinh tế Việt đối với thế hệ trẻ tại Mỹ
Tờ PBS News cho rằng, nền kinh tế Việt Nam như thỏi nam châm thu hút thế hệ trẻ người Việt tại Mỹ.
Theo PBS News, khoảng 1,5 triệu người Việt đã di cư sang Mỹ sau năm 1975 để mưu cầu cuộc sống khấm khá hơn. Hiện nay rất nhiều người muốn quay lại Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư và tìm hiểu nền văn hóa truyền thống của cha ông.
Nhà báo Mike Cerre đã phỏng vấn nhiều người Việt trẻ tại Mỹ về cuộc hồi hương của họ:
Henry Nguyen, Giám đốc quỹ đầu tư IDG Ventures Vietnam, chia sẻ: “Chúng tôi nhận được cuộc gọi từ sáng sớm từ một người bạn đã liên lạc với Đại sứ quán. Cậu ấy nói, xe của Đại sứ quán đáng đến, hãy chuẩn bị lên xe, chỉ mang theo 1 chiếc túi xách.
Rời Việt Nam khi còn rất nhỏ, khi đó mới 2 tuổi, Henry Nguyen cùng bố mẹ đến khu vực phía Bắc Virginia để lập nghiệp với mong muốn tìm kiếm “giấc mơ Mỹ” cho thế hệ tương lai.
Henry Nguyen đã từng làm việc tại cửa hàng McDonald ở Fairfax, Virginia mỗi khi được nghỉ hè. Sau đó giấc mơ bước chân vào đại học Harvard và tốt nghiệp y khoa của Henry Nguyen cũng trở thành hiện thực.
Trở về quê hương Việt Nam cách đây 12 năm, Henry Nguyen đã ấp ủ dự định kinh doanh, và hiện anh đã trở thành chủ chuỗi thương hiệu McDonald lừng danh tại Việt Nam và điều hành một quỹ đầu tư khổng lồ.
Theo Henry Nguyen, văn hóa chính là cầu nối khiến mọi người gắn bó với nhau hơn, và ở Việt Nam, khái niệm về kinh tế thị trường đã được định hình rõ.
Doanh nhân trẻ này cho hay, điều níu chân anh lại với thị trường Việt Nam chính là những thách thức và cơ hội phía trước ở một quốc gia đang đổi mới.
“Có nhiều cách để đóng góp cho đất nước, giúp cải thiên cuộc sống của người dân Việt Nam, trong đó có việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.” Henry Nguyen nói. Anh còn chia sẻ thêm, bố mẹ anh rất vui khi anh quay trở lại cống hiến cho quê hương.
Quynh Pham, chủ một phòng trưng bày nghệ thuật (Art Gallery) hồi tưởng lại những ký ức chiến tranh qua lời kể của mẹ. Lúc đầu mẹ cô không muốn cô quay lại Việt Nam để quên đi ký ức thời chiến, Nhưng sau này bà không còn ngăn cản cô nữa. Quynh Pham muốn trở lại quê hương, phần vì tò mò, phần vì muốn làm một điều gì đó nơi mẹ đã từng sống và gắn bó.
Quynh Pham hiện đang làm việc tại California và sở hữu một phòng trưng bày nghệ thuật riêng tại TP Hồ Chí Minh. “Việt Nam đang trên đà phát triển, và hiện chưa có nhiều phòng trưng bày nghệ thuật đương đại tại đây,” cô cho biết.
Quynh Pham tin rằng không gian nghệ thuật sẽ kích thích sự sáng tạo, đồng thời cũng góp phần làm cho hình ảnh Việt Nam nổi bật hơn trong mắt bạn bè quốc tế.
Đại tá Tuan T. Ton hiện đang phục vụ trong quân đội Mỹ. Ông cho biết hành trình đến Mỹ đầy gian nan của mình và tự hào kể về người cha và ông ngoại đã từng phục vụ trong quân ngũ.
Ông Tuan T. Ton đã trở lại Việt Nam với tư cách là tùy viên quốc phòng Mỹ. Ông cho đây là một cơ hội để mình có thể đóng góp cho đất nước trên cương vị mới.
Đã gần 40 năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, thời kỳ đời sống kinh tế khó khăn cũng đã lùi xa. Người dân Việt Nam hiện nay đang sống trong hòa bình và phồn vinh. Người Việt vốn chịu thương chịu khó, họ xứng đáng được.
VOV