Sức khỏe dẻo dai không tự nhiên mà có: 9 quy tắc "không nên, không vội và không hợp" được những người sống thọ tuân thủ cực tốt
Không bao giờ là quá muộn để thay đổi thói quen sống của chúng ta! Thực hiện những quy tắc đơn giản này để bảo vệ sức khỏe của chính bạn ngay từ hôm nay.
- 19-08-2020Bác sĩ BV Bạch Mai cảnh báo về căn bệnh giống "kẻ trộm sức khỏe" thầm lặng: Tiến triển âm ỉ, không triệu chứng, người càng lười vận động càng có nguy cơ cao
- 18-08-20205 thói quen là "thủ phạm" khiến hệ tiêu hóa rối loạn, âm thầm bào mòn sức khỏe: Không kiểm soát thì có ngày xuất huyết dạ dày!
- 17-08-2020Đời người đạt được 3 điều này ở tuổi trung niên đã "đủ viên mãn": Cuộc đời rất đắt, đừng quá tham lam, để sự bận rộn rút cạn sức khỏe
- 17-08-20203 loại thực phẩm càng dùng thường xuyên càng "rút cạn" sức khỏe, nên cắt giảm trong khẩu phần ăn tối đa
Thói quen không thể hình thành một sớm một chiều được. Sở dĩ bạn có thể trở thành một người tốt, điều đó có nghĩa bạn có những thói quen tốt mà nhiều người khác không có. Sức khỏe ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống đời thường, nếu có sức khỏe tốt thì sẽ giúp ta làm được nhiều thứ hơn, tuổi thọ cũng dài hơn. Ngược lại, sức khỏe xấu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cũng như tuổi thọ.
Để cải thiện sức khỏe, việc hình thành các thói quen lành mạnh là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên tuân thủ quy tắc "3 không nên, 3 không vội, 3 không hợp" để giữ có sức khỏe dẻo dai, kéo dài tuổi thọ:
“3 không nên” khi vừa thức dậy
Vừa thức dậy không nên vận động vội
Trong khi bạn ngủ, một nửa cơ thể tạm thời giảm hoạt động: huyết áp hạ xuống, nhịp tim đập chậm hơn, hô hấp chậm hơn…Sau khi tỉnh dậy, một nửa cơ thể này cần phải có thời gian chuyển dần dần từ “trạng thái ngủ” sang “trạng thái hoạt động”. Nếu như vừa ngủ dậy và bạn vội vàng vận động, sẽ khiến cho bản thân gặp phải tình trạng chóng mặt, buồn nôn, tim đập mạnh và loạn nhịp. Thậm chí, chân tay yếu đi và phản ứng không kịp thích nghi với trạng thái cơ thể.
Vì thế, sau khi thức dậy, đầu tiên hãy nằm thư giãn 5 phút, hít thở sâu 10 lần, sau đó mới từ từ ngồi dậy, vươn vai từ 3 đến 5 lần, rời khỏi giường và uống một cốc nước ấm, sau khi chờ cơ thể hồi phục trạng thái bình thường hãy tiếp tục vận động.
Không nên bỏ qua việc đi vệ sinh
Sau khi thức dậy, nhiều người vì bận rộn, nhiều việc nên có thói quen bỏ qua việc đi vệ sinh cho dù bản thân đang “mắc vệ sinh”. Vấn đề này qua nhiều ngày sẽ gây ra cho cơ thể những tác hại khôn lường như: táo bón, tạo búi trĩ,…Vì vậy, nếu bản thân đang cần đi vệ sinh, hãy “giải quyết” ngay chứ đừng “bỏ qua”.
Không nên bỏ bữa sáng
Mỗi lần sau khi chúng ta ăn xong, cần từ 4 đến 6 tiếng để tiêu hóa và hấp thụ những gì trong cơ thể. Vì vậy, để bổ sung năng lượng đầy đủ cho cơ thể cần phải sắp xếp các bữa ăn cách nhau từ 4-6 tiếng. Sáng sớm, khi vừa trải qua giấc ngủ kéo dài tầm 8 tiếng thì bữa sáng sẽ là bữa đem đến chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, giúp chúng ta có đầy đủ năng lượng cho cả ngày.
“3 không vội” sau bữa ăn
Không vội đi dạo bộ
Rất nhiều người thích đi dạo bộ sau những bữa ăn. Đối với những người có vóc dáng mập mạp, ít vận động hay người có axit dạ dày dư thừa, đi dạo bộ sau khi ăn sẽ giúp cho việc thúc đẩy sự nhu động, tiết dịch tiêu hóa trong dạ dày giúp hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, có lợi cho sức khỏe.
Nhưng đối với người ốm yếu, dạ dày yếu thì không thích hợp để đi bộ sau bữa ăn. Tốt nhất sau bữa ăn bạn nên nghỉ ngơi để thức ăn có thời gian tiêu hóa, dạ dày có sự tập trung để “làm việc”. Vì vậy, nếu muốn đi bộ thì hãy chờ 30 phút sau bữa ăn.
Không vội tắm
Sau khi ăn no, mạch máu biểu bì của toàn bộ cơ thể bị nước (nóng) kích thích và giãn nở, lượng máu cung cấp lên bề mặt da nhiều hơn và làm giảm đi lượng máu cung cấp trong khoang bụng, làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, dẫn đến hạ đường huyết, thậm chí là ngất xỉu.
Không vội ăn trái cây
Trong trái cây rất giàu chất Monosaccharid, chúng thường được hấp thu ở ruột non. Nhưng nếu bạn ăn trái cây ngay sau bữa ăn chính, chúng sẽ được giữ lại ở dạ dày lâu hơn mà không xuống ruột non. Nếu như “cư trú” quá lâu, Monosaccharid sẽ lên men và gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón…Vì vậy, sau các bữa ăn, tốt nhất là cách tầm từ 1 đến 3 tiếng rồi mới nên ăn trái cây để không bị phản tác dụng.
“3 không hợp” trước khi ngủ
Trước khi ngủ không thích hợp cho việc ăn
Thường xuyên ăn no về đêm trước khi ngủ dễ làm cho dạ dày không được nghỉ ngơi, một phần làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, một phần ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng được hấp thu, cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Trải qua một ngày dài và mệt mỏi, cơ thể cả trong lẫn ngoài đều cần nghỉ ngơi tốt, nếu không mọi thứ sẽ trở nên tệ hại vô cùng.
Không thích hợp cho việc vận động mạnh
Vận động mạnh trước khi ngủ sẽ khiến cho các tế bào thần kinh của đại não khống chế cơ thể hiện diện ở trạng thái hưng phấn, sự hưng phấn này sẽ không mất đi trong một khoảng thời gian và khiến cho con người không thể chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng. Vì thế, trước khi đi ngủ hãy để cho cơ thể ở trạng thái thoải mái, hoặc có thể vận động nhẹ như đi tản bộ chẳng hạn.
Không thích hợp sử dụng điện thoại trước khi ngủ
Điện thoại di động đều có bức xạ, sử dụng điện thoại trước khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến trung khu thần kinh cũng như làm chất lượng giấc ngủ kém đi. Một số người còn có thói quen thức cả đêm sử dụng điện thoại và điều này làm họ mất đi rất nhiều năng lượng cho ngày mai.
Những chi tiết nhỏ trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến cuộc đời. Một người nếu như có thói quen tốt, thì sẽ có một cuộc sống chất lượng, do đó, chỉ cần bạn thay đổi, bây giờ bắt đầu thì cũng không hẳn là muộn màng!
Theo Sina