Sức khỏe tuổi già không phụ thuộc vào tập thể thao, 3 nguyên tắc trường thọ này mới là quan trọng nhất
(Tổ Quốc) - Muốn sống lâu, chúng ta cần kết hợp nhiều yếu tố từ chế độ ăn uống cho đến giữ sức khỏe tinh thần.
- 12-04-2024Nam giới sau 55 tuổi vẫn thích 6 thực phẩm này dễ có thể chất 'trường thọ', kiểm soát đường huyết, không lo bệnh tim
- 11-04-2024Việt Nam có 3 loại "hạt trường thọ", tốt ngang với insulin tự nhiên, là "kẻ thù không đội trời chung" của bệnh tiểu đường
- 11-04-2024Công thức trường thọ bí mật của vị vua sống lâu nhất triều Joseon Hàn Quốc, nhất định phải thêm một thứ vào cơm để ngừa bệnh tật
Khi chúng ta già đi, việc gìn giữ sức khỏe là một trong những ưu tiên hàng đầu vì cơ thể lúc này đã “lên tiếng”. Bí kíp để luôn khỏe mạnh, có tuổi thọ cao khá đa dạng và cần kết hợp với nhau. Có người cho rằng chỉ cần tập luyện thể dục thể thao đều đặn, sức khỏe chắc chắn sẽ tốt. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ.
Sau khi bước sang tuổi 70, người cao tuổi nên ghi nhớ 3 nguyên tắc trường thọ sau:
1. Làm việc và nghỉ ngơi đều đặn
Một người già có thể ngủ ngon thì không khó để sống lâu. Con người dành một phần ba cuộc đời cho việc ngủ, chỉ khi ngủ ngon mới có thể lực và năng lượng dồi dào. Việc ngủ đúng, ngủ đủ cũng tăng cường khả năng miễn dịch và chức năng nội tiết.
Một nghiên cứu khảo sát 320.000 người trưởng thành được công bố trên tạp chí JAMA Network Open tiết lộ mối quan hệ giữa thời gian ngủ và tỷ lệ tử vong ở dân số Đông Á. Kết quả cho thấy khi thời gian ngủ đạt 7 giờ/ngày, tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, dù là bệnh tim mạch hay các nguyên nhân khác đều giảm xuống mức thấp nhất.
Quan điểm này cũng được nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Soomi Lee thuộc Đại học Nam Florida (Mỹ) xác nhận. Khi phân tích tác động của việc thiếu ngủ lâu dài đối với sức khỏe, kết quả cho thấy khi số ngày ngủ dưới 6 tiếng tăng lên thì tác hại đối với sức khỏe thể chất và tinh thần cũng tăng lên.
Khi tuổi tác tăng lên, chất lượng giấc ngủ của nhiều người cao tuổi ngày càng kém đi và thường không thể ngủ ngon. Vì thế thói quen làm việc và nghỉ ngơi đều đặn rất quan trọng. Khi có thể hình thành trong não một chiếc đồng hồ sinh học đều đặn, con người đương nhiên có thể sống lâu hơn.
2. Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Tạp chí quốc tế CELL đã công bố một nghiên cứu do Trường Lão hóa thuộc Đại học Nam California (Mỹ) thực hiện. Các chuyên gia đã xem xét hàng trăm nghiên cứu liên quan đến chế độ ăn uống và nhận thấy rằng có mối tương quan chặt chẽ giữa nó và tuổi thọ. Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh có tác động rất tích cực đến việc sống trường thọ.
Theo quan điểm của nhiều người, khi già đi, chế độ ăn uống của họ nên nhẹ nhàng hơn. Vì vậy, nhiều người cao tuổi tập trung ăn nhiều rau củ hay thậm chí ăn chay, điều này không hoàn toàn đúng. Người lớn tuổi cũng phải chú ý duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất xơ và vitamin do rau, trái cây cung cấp và protein từ thịt, cá, trứng, các sản phẩm từ sữa.
3. Giữ sức khỏe tinh thần
Các nhà nghiên cứu từ Trường Y thuộc Đại học Boston và Trường Y tế Công cộng Harvard (Mỹ) đã tiến hành các cuộc phỏng vấn với hơn 70.000 người trong 30 năm.
Họ dùng "Bài kiểm tra thái độ sống" và "Bảng câu hỏi về tính cách" để đánh giá xem tính cách của những người tham gia có lạc quan hay không rồi chia họ thành 3 nhóm tùy theo mức độ lạc quan.
Kết quả cho thấy, so với nhóm kém lạc quan nhất, phụ nữ lạc quan có tuổi thọ trung bình cao hơn 15% và có khả năng sống đến 85 tuổi cao hơn 1,5 lần. Trong khi đó những người đàn ông lạc quan nhất có tuổi thọ trung bình cao hơn 1,5 lần và nhiều khả năng sống đến 85 tuổi hơn 11%. Xác suất sống trên 85 tuổi của người lạc quan cao hơn 1,7 lần so với người bi quan.
Sức khỏe tinh thần càng tốt thì sức khỏe thể chất mới có thể tốt. Vì vậy người cao tuổi nên tìm các hoạt động để nâng cao tinh thần, không để những ngày hưu trí trở thành nhàm chán, mệt mỏi.
Tổ quốc