MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sức mạnh của quốc gia tỷ dân: Thị trường hàng hóa toàn cầu từ sắt thép, dầu thô cho đến thịt lợn đều đi 'tàu lượn' theo tín hiệu từ Trung Quốc

24-08-2023 - 14:05 PM | Thị trường

Sức mạnh của quốc gia tỷ dân: Thị trường hàng hóa toàn cầu từ sắt thép, dầu thô cho đến thịt lợn đều đi 'tàu lượn' theo tín hiệu từ Trung Quốc

Thị trường hàng hóa đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kéo dài trên lĩnh vực xây dựng, giảm phát, xuất khẩu suy yếu,...

Kim loại cơ bản

Kim loại cơ bản đã giảm so với mức cao nhất trong tháng 1 do tăng trưởng kinh tế mất đà, làm giảm lợi nhuận tại các nhà máy luyện kim và chế tạo. Lợi nhuận giảm trong nửa đầu năm là thành tích tệ nhất của các nhà máy này trong hơn một thập kỷ qua.

Sức mạnh của quốc gia tỷ dân: Thị trường hàng hóa toàn cầu từ sắt thép, dầu thô cho đến thịt lợn đều đi 'tàu lượn' theo tín hiệu từ Trung Quốc - Ảnh 1.

Các nhà chế biến kim loại Trung Quốc đang vận lộn với lợi nhuận giảm sâu.

Wang Rong, nhà phân tích tại Guotai Junan Futures cho biết: "Sự sụt giảm lợi nhuận tại các nhà chế tạo, đặc biệt là nhôm, là kết quả của sự cạnh tranh gay gắt, cuộc chiến giá cả ở một số phân khúc".

Theo Goldman Sachs, dự trữ đồng và nhôm đã giảm xuống, trong khi mức dự trữ trước đây gần như ở mức tới hạn.

Sắt thép

Xây dựng chiếm tới 40% nhu cầu thép của Trung Quốc và quặng sắt - nguyên liệu đầu vào chính cho lò cao - là kim loại chính của nền kinh tế cũ. Đặt cược vào gói kích thích kinh tế đã giúp giữ giá quặng sắt trên 100 USD/tấn, nhưng điều này sẽ làm tăng gánh nặng nợ của chính quyền địa phương và làm suy yếu khả năng Trung Quốc sẽ dùng đến một khoản chi lớn khác vào các công trình công cộng.

Sức mạnh của quốc gia tỷ dân: Thị trường hàng hóa toàn cầu từ sắt thép, dầu thô cho đến thịt lợn đều đi 'tàu lượn' theo tín hiệu từ Trung Quốc - Ảnh 2.

Kho dự trữ quặng sắt Trung Quốc suy yếu

Nhu cầu theo mùa đang tăng lên khi thời gian tạm lắng của mùa hè chuyển sang những tháng vàng cho hoạt động xây dựng, nâng cao tốc độ hoạt động tại các lò cao và thu hẹp kho dự trữ quặng. Mặc dù vậy, tình trạng của thị trường bất động sản có thể khiến các nhà sản xuất thép có thể sẽ thận trọng trong việc khai thác thêm hàng nhập khẩu để bổ sung nguồn cung.

Dầu thô

Xuất khẩu dầu thô là điểm sáng trong số hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc trong nửa đầu năm và tăng trưởng nhu cầu trong năm nay dự kiến sẽ chiếm 40% tổng nhu cầu toàn cầu. Nhưng sự phục hồi hiện có thể đang gặp khó khăn khi các nhà máy lọc dầu giảm nhập khẩu và chuyển sang giảm lượng hàng tồn kho.

Bên cạnh đó, nhu cầu bổ sung kho dự trữ vẫn có thể khơi dậy hoạt động nhập khẩu, vốn đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng vào tháng 7. Nhưng phần lớn nhu cầu về các sản phẩm dầu đang xuất hiện ở các thị trường xuất khẩu, thay vì ở trong nước. Ví dụ, xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng hơn gấp ba lần so với tháng trước.

Sức mạnh của quốc gia tỷ dân: Thị trường hàng hóa toàn cầu từ sắt thép, dầu thô cho đến thịt lợn đều đi 'tàu lượn' theo tín hiệu từ Trung Quốc - Ảnh 3.

Trung Quốc đang cạn kiệt kho dự trữ dầu

Tiêu thụ dầu diesel tại Trung Quốc đang bị hạn chế do hoạt động công nghiệp yếu kém, trong khi nhu cầu xăng bị thách thức do việc sử dụng xe điện nhanh hơn. Ngành hóa dầu của Trung Quốc, nhà sản xuất nhựa và cao su đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sụt giảm hiếm hoi trong nửa đầu năm và vẫn phụ thuộc nhiều vào sức khỏe của lĩnh vực xây dựng.

Than đá

Hoạt động kinh tế của Trung Quốc được củng cố bởi than, nhiên liệu chính của nước này. Trung Quốc đã tăng cả sản lượng trong nước và nhập khẩu để thúc đẩy sự phục hồi nhưng cuối cùng lại gây thất vọng, tạo ra tình trạng dư thừa khiến giá than sụt giảm.

Hiện tại, nhu cầu làm mát cao điểm trong mùa hè đã qua, các nhà máy điện có thể lựa chọn xả hàng tồn kho nếu các chỉ số công nghiệp vẫn ảm đạm, gây thêm áp lực cho thị trường.

Sức mạnh của quốc gia tỷ dân: Thị trường hàng hóa toàn cầu từ sắt thép, dầu thô cho đến thịt lợn đều đi 'tàu lượn' theo tín hiệu từ Trung Quốc - Ảnh 4.

Giá than giảm, cung vượt cầu

Tình trạng bất ổn kinh tế của Trung Quốc cũng có khả năng kiềm chế tốc độ chóng mặt của các lô hàng nhập khẩu, vốn đã tăng gần gấp đôi so với năm ngoái. Việc mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng cũng có thể sẽ chậm lại do nguồn cung than dồi dào. Sự mất giá của đồng nhân dân tệ, khiến hàng hóa được thanh toán bằng đô la đắt hơn, là một thách thức khác đối với người mua.

Thịt lợn

Việc mở cửa lại nền kinh tế sau các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ nhằm kiểm soát đại dịch đã không khiến giá thịt lợn của Trung Quốc như nhiều người mong đợi. Thay vào đó, các hộ gia đình dự trữ tiền mặt khi những bất ổn kinh tế gia tăng.

Sức mạnh của quốc gia tỷ dân: Thị trường hàng hóa toàn cầu từ sắt thép, dầu thô cho đến thịt lợn đều đi 'tàu lượn' theo tín hiệu từ Trung Quốc - Ảnh 5.

Người dân chăn nuôi lợn gần như thua lỗ trong năm nay

Sự phục hồi chậm lại đã khiến người chăn nuôi lợn gần như thua lỗ trong năm và khiến thị trường thịt lợn dư thừa. Mùa lễ hội, bắt đầu bằng kỳ nghỉ lễ Quốc khánh vào đầu tháng 10 và kéo dài đến Tết Nguyên đán, sẽ là thử thách tiếp theo về nhu cầu chi tiêu của người dân cho các loại thực phẩm đắt tiền hơn.

Tham khảo: Bloomberg

Khánh Vy

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên