MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Suy nghĩ về sản xuất điện ở Việt Nam và các nước ASEAN

Suy nghĩ về sản xuất điện ở Việt Nam và các nước ASEAN

Chỉ trong thời gian ngắn, sản xuất điện Việt Nam đã tiệm cận Thailand, vượt xa Philippines, Indonesia. Đứng ở góc độ tăng trưởng GDP thì có thể nói tăng trưởng điện là nóng hơn so với thực tế tăng trưởng GDP.

Năm 1995, khi Việt Nam có đường dây tải điện 500 kV đầu tiên nhằm chuyển điện dư thừa từ miền Bắc vào miền Nam, ít ai nhớ rằng đến năm 2000 Việt Nam vẫn là nước có sản lượng điện thấp nhất 26,6 TWh (1 TWh = 1 tỉ kWh) trong số Top 6 nước thành viên ASEAN.

Các nước Indonesia, Thailand, Malaysia, Philippines, Singapore lần lượt có sản lượng là 98/89,5/70,5/43,7/29 TWh.

Suy nghĩ về sản xuất điện ở Việt Nam và các nước ASEAN - Ảnh 1.

Sản lượng điện hàng năm các nước ASEAN

Tính theo đầu người thì năm 2000, Việt Nam đứng thứ 8/10 ASEAN với 336 kWh, chỉ hơn Myanmar và Cambodia.

Xuất phát điểm ở mức thấp nhất trong Top 6 năm 2000 nhưng Việt Nam có tốc độ phát triển nguồn điện nhanh nhất ASEAN.

Năm 2001 Việt Nam vượt qua Singapore, 2006 vượt Philippines, 2015 vượt Malaysia. Năm 2017, Việt Nam vượt qua Thailand và chỉ đứng sau Indonesia. Năm 2021, Indonesia có sản lượng 309,1 TWh thì Việt Nam là 244,8 TWh, Thailand 186,9 TWh, Malaysia 175,7 TWh, Philippines 108,2 TWh.

Về bình quân đầu người năm 2021 thì tiêu thụ điện của Việt Nam đã xấp xỉ mức của Thailand, gấp hơn 2 lần Indonesia và hơn 2 lần rưỡi Philippines.

Rõ ràng, nhìn vào đồ thị phát triển thì không có nước ASEAN nào có mức tăng trưởng sản lượng điện nhanh, liên tục như Việt Nam.

Sản lượng điện Việt Nam sắp đuổi kịp Indonesia, nước có GDP gấp 3 lần, dân số gấp 2,7 lần Việt Nam. Điện tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam cũng là đồ thị với góc dốc lớn nhất.

Chỉ trong thời gian ngắn Việt Nam đã tiệm cận Thailand, vượt xa Philippines, Indonesia. Đứng ở góc độ tăng trưởng GDP thì có thể nói tăng trưởng điện là nóng hơn so với thực tế tăng trưởng GDP.

Chính các công nghiệp tiêu tốn nhiều điện đã gây sức ép phát triển liên tục lên ngành điện. Thời điểm này điện của Việt Nam hoàn toàn chưa phải là ở ngưỡng cầu lớn hơn cung. Nền kinh tế thế giới đang không phải lúc thuận lợi. Nhiều doanh nghiệp đang không có việc làm. Đúng lúc nhu cầu điện tăng cao thì cung lại xuống thấp nhất.

Suy nghĩ về sản xuất điện ở Việt Nam và các nước ASEAN - Ảnh 2.

Sản lượng các nguồn phát điện của Việt Nam

Hãy nhìn đồ thị các nguồn phát điện của Việt Nam, sản lượng điện khí đốt năm cao nhất lên tới hơn 47 TWh, nhưng năm 2022 giảm chưa tới 28 TWh.

Hay như điện than cũng giảm mạnh từ hơn 114 TWh năm 2021 xuống còn 99,5 TWh năm 2022. Rõ ràng giá than và gas lên cao đã ảnh hưởng đến sản lượng thực tế cả sang năm 2023.

Phê bình là cần thiết nhưng phê bình có cơ sở mới đảm bảo chất lượng của phê bình. Nhiều khi tác phẩm bị vùi dập nhưng giá trị của tác phẩm không hẳn là như những đánh giá tiêu cực về nó.

Những tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật có thể phản ứng với người chê mình còn doanh nghiệp lại thường chỉ chịu đựng. Đối với ngành điện chỉ cần nhà nước để các tổng công ty điện lực (đều là các công ty TNHH một thành viên) mua điện bao nhiêu thì bán bấy nhiêu là thành cơ chế thị trường. Lúc đấy thượng đế càng được đưa lên cao hơn nhưng chắc chắn thượng đế sẽ phải chấp nhận giá cả theo quan hệ cung cầu. Các nước ASEAN khác vốn đã là như vậy.

Chắc chắn không chỉ năm nay mà vài năm tới câu chuyện thiếu điện vẫn định kỳ lặp lại trong những chu kỳ cao điểm. Rất dễ để dư luận coi EVN là tội đồ. Trừng phạt thì không khó và cũng không khó kiếm lí do giữa muôn vàn rủi ro mà người làm doanh nghiệp phải chấp nhận. Thế nhưng trừng phạt nặng cũng chẳng làm ra điện nếu không giải quyết được gốc của vấn đề. Tóm lại, câu chuyện điện không thể duy ý chí và nhìn nhận cảm tính được.

Trước mắt vẫn phải xây dựng một số nhà máy điện than lớn nữa, chứ nói không ngay bây giờ thì có lúc điện dân sinh phải phân phối.

Song song điện khí cũng cần đầu tư thêm dù phải chấp nhận giá có thể đắt. Điện hạt nhân rồi cũng phải cân nhắc trở lại. Thuỷ điện thì chắc chắn chỗ nào khai thác được thì vẫn làm nhưng không còn quy mô lớn.

Điện gió và mặt trời thì sẽ phát triển hài hoà với hệ thống chứ chỉ phụ thuộc chính vào chong chóng gió và pin mặt trời thì chưa thấy nước nào trên thế giới làm được.

Trước khi đón phái đoàn hơn 200 công ty Hàn Quốc, Việt Nam được các "đại bàng" Samsung, LG, SK Group... đầu tư bao nhiêu tiền?

Theo Ngô Thái Bình

Nhà đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên