MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Suýt mất 10 triệu đồng vì chiêu trò “mời nâng hạn mức thẻ tín dụng”: Không muốn mất tiền oan, dứt khoát phải nhớ 2 điều này

17-04-2024 - 17:05 PM | Lifestyle

Thủ đoạn lừa đảo tiền qua tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng ngày càng tinh vi, không tỉnh táo là dễ mắc bẫy lắm nha.

Mới đây, trên MXH Threads, một người dùng tên B. đã chia sẻ lại trải nghiệm thoát bẫy lừa đảo trong gang tấc của mình.

Tóm tắt câu chuyện như sau: B. liên tục nhận được cuộc gọi từ người xưng là nhân viên ngân hàng phát hành thẻ tín dụng anh đang sử dụng. Ban đầu, B. cũng đã từ chối nâng hạn mức thẻ, tuy nhiên, nhân viên này vẫn tiếp tục gọi điện mời chào. Cảm thấy quá phiền, B. tặc lưỡi chấp nhận nâng hạn mức.

Sau đó, B. được hướng dẫn các thao tác để hoàn thành việc nâng hạn mức thẻ tín dụng trên website của ngân hàng - thực chất đây là trang web giả mạo. Đến bước nhập mã OTP xác nhận giao dịch, B. mới thấy lấn cấn và dừng lại. May mắn, anh đã không bị lừa và không mất tiền.

Suýt mất 10 triệu đồng vì chiêu trò “mời nâng hạn mức thẻ tín dụng”: Không muốn mất tiền oan, dứt khoát phải nhớ 2 điều này- Ảnh 1.

B. chia sẻ trải nghiệm của mình như một lời cảnh báo tới những người đang dùng thẻ tín dụng

Suýt mất 10 triệu đồng vì chiêu trò “mời nâng hạn mức thẻ tín dụng”: Không muốn mất tiền oan, dứt khoát phải nhớ 2 điều này- Ảnh 2.

Thao tác nâng hạn mức nhưng tin nhắn báo về điện thoại của B. lại là “giao dịch 9.750.000”

Suýt mất 10 triệu đồng vì chiêu trò “mời nâng hạn mức thẻ tín dụng”: Không muốn mất tiền oan, dứt khoát phải nhớ 2 điều này- Ảnh 3.

May mắn, B. đã lấy lại được sự tỉnh táo vào “phút 90” và không bị lừa

Suýt mất 10 triệu đồng vì chiêu trò “mời nâng hạn mức thẻ tín dụng”: Không muốn mất tiền oan, dứt khoát phải nhớ 2 điều này- Ảnh 4.

Tin nhắn báo về điện thoại của B. khi anh thực hiện thao tác yêu cầu nâng hạn mức thẻ tín dụng trên website giả mạo ngân hàng

2 điều phải nhớ để không sập bẫy lừa, mất tiền oan!

Sau khi kể lại câu chuyện của mình, kết hợp với thông tin được người bạn là nhân viên ngân hàng tư vấn, B. khẳng định không có ngân hàng nào có chính sách nâng hạn mức thẻ tín dụng mà lại gọi điện liên tục, nhiều lần một ngày trong nhiều ngày. Ngoài lưu ý này ra, đây là 2 điều bạn cần nhớ và cần thực hiện nếu không muốn bị lừa.

1 - Luôn có tin nhắn sms của ngân hàng, thông báo chính sách tăng hạn mức thẻ tín dụng

Tùy vào chính sách của mỗi ngân hàng mà việc thông báo tăng hạn mức thẻ tín dụng có thể được thực hiện qua tin nhắn sms, hoặc cuộc gọi từ nhân viên ngân hàng, hoặc cả hai.

Suýt mất 10 triệu đồng vì chiêu trò “mời nâng hạn mức thẻ tín dụng”: Không muốn mất tiền oan, dứt khoát phải nhớ 2 điều này- Ảnh 5.

Một tin nhắn thông báo chính sách tăng hạn mức thẻ tín dụng của ngân hàng

Khi nhận được tin nhắn như thế này, bạn cũng cần tỉnh táo để kiểm tra xem tin nhắn ấy có nằm trong luồng tin nhắn thông báo các giao dịch trước đây của ngân hàng hay không. “Tên người gửi” có thể hiển thị là tên ngân hàng bạn đang sử dụng, nhưng nếu tin nhắn này xuất hiện trơ trọi, trước đó không có các tin nhắn báo biến động số dư, đó chắc chắn là tin nhắn lừa đảo.

2 - Điều chỉnh hạn mức giao dịch cho thẻ tín dụng

Hiểu nôm na, hạn mức giao dịch thẻ tín dụng chính là số tiền tối đa bạn có thể dùng từ thẻ tín dụng trong 1 lần giao dịch. Bạn có thể điều chỉnh hạn mức giao dịch cho thẻ tín dụng ngay trên ứng dụng của ngân hàng mà không phải trực tiếp tới quầy giao dịch.

Suýt mất 10 triệu đồng vì chiêu trò “mời nâng hạn mức thẻ tín dụng”: Không muốn mất tiền oan, dứt khoát phải nhớ 2 điều này- Ảnh 6.

Ảnh minh họa

Tùy vào mỗi ứng dụng của ngân hàng mà thao tác điều chỉnh hạn mức giao dịch có thể khác nhau, nhưng nhìn chung, sẽ gồm 4 bước như sau:

Bước 1: Truy cập vào thẻ tín dụng, tìm mục “Hạn mức chi tiêu”.

Bước 2: Chọn “Tăng/giảm hạn mức chi tiêu”.

Bước 3: Điền chính xác các thông tin được yêu cầu, chọn hạn mức điều chỉnh. Sau đó, chọn “Tiếp tục”.

Bước 4: Nhập mã OTP gửi về điện thoại để xác nhận, hoàn tất yêu cầu điều chỉnh hạn mức giao dịch.

Bạn nên điều chỉnh hạn mức giao dịch về mức tối thiểu so với nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng. Trong trường hợp cần giao dịch số tiền lớn, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh lại hạn mức giao dịch bằng cách thực hiện lại 4 bước như trên.

Làm như vậy, nếu không may mất thẻ và chưa kịp khóa thẻ, bạn cũng có thể tạm yên tâm là thẻ của mình sẽ không bị “kẻ gian” quẹt hết tiền.

Theo Ngọc Linh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên