Chi nhánh ngân hàng Việt tại nước ngoài - lợi đến đâu?
Việc các ngân hàng Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều là tín hiệu tốt khi mở rộng được thị trường, tăng nguồn ngoại tệ, hỗ trợ doanh nghiệp.
Sacombank là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam mở chi nhánh tại nước ngoài. Tiếp sau đó là hàng loạt các ngân hàng cũng tiếp bước mở văn phòng đại diện tại nước ngoài như Agribank, VietinBank, Vietcombank, MB, SHB.
Mới đây HDBank cũng đã được Ngân hàng nhà nước (NHNN) chấp thuận mở văn phòng đại diện tại Myanmar. Rất nhiều ngân hàng khác cũng đang làm hồ sơ đề nghị NHNN cho phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài.
Việc các ngân hàng của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều là một tín hiệu tốt cho chính các ngân hàng và cũng có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp với chủ trương đa dạng hóa thị trường, mở rộng đầu tư, hội nhập quốc tế của NHNN.
Về phía các ngân hàng, động thái này có thể mở rộng thị trường, đồng thời hạn chế những khó khăn khi phải cạnh tranh khốc liệt tại thị trường trong nước khi mà tại Việt Nam đang có đến hơn 40 ngân hàng thương mại cổ phần và nếu tính cả ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài thì lên tới gần 70 ngân hàng.
Các thị trường mới nổi như Myanmar sẽ giúp cho các ngân hàng Việt Nam chiếm được lợi thế cạnh tranh khi là một trong những ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường này sớm nhất.
Bên cạnh đó, một nguồn ngoại tệ được bổ sung vào nguồn vốn của ngân hàng qua việc huy động vốn từ thị trường nước ngoài. Các dịch vụ khác như tín dụng, chuyển tiền, quản lý tài sản, thẻ,… cũng mang lại cho các ngân hàng Việt Nam nguồn lợi nhuận đáng kể từ thị trường nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại nước ngoài, khi mà các thủ tục pháp lý để họ có thể tiếp cận vốn hay các dịch vụ của các ngân hàng địa phương còn là rào cản thì chính các ngân hàng Việt Nam sẽ là cứu cánh và cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay, chuyển tiền về Việt Nam, hoặc các dịch vụ khác mà các doanh nghiệp Việt Nam không thể tiếp cận tại thị trường nước ngoài.
Với các doanh nghiệp trong nước, khi sử dụng dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam có chi nhánh tại nước ngoài thì việc chuyển tiền thanh toán cho đối tác tại nước ngoài sẽ thuận tiện hơn, và tất nhiên là mức phí sẽ rẻ hơn so với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Có thể nói, các ngân hàng nội địa Việt Nam mới là những người am hiểu tập quán, phong tục, tâm lý người Việt Nam nhất.
Thị trường nào tiềm năng cho ngân hàng Việt?
Về tiềm năng của những thị trường nước ngoài thì dường như Lào, Campuchia là những thị trường mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn so với các thị trường khác.
Báo cáo thường niên năm 2013 của ngân hàng Sacombank cho thấy năm 2013, chi nhánh tại Lào của Sacombank huy động đạt 47 triệu USD, dư nợ tín dụng đạt 72,7 triệu USD, tăng 14,3 triệu USD so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế đạt 2,62 triệu USD, hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao. Tại Lào, trong năm qua, Sacombank đã khai trương thêm 1 phòng giao dịch.
Đối với thị trường Campuchia, hiện Sacombank đã có ngân hàng con 100% sau khi được nâng cấp lên từ chi nhánh, với vốn là 38 triệu USD. Ngân hàng đã mở được 7 chi nhánh tại thị trường này, trong đó, năm 2013 mở được 2 chi nhánh. Lợi nhuận năm 2013 của Sacombank Campuchia đạt khoảng 1,5 - 1,6 triệu USD.
Tuy nhiên, không phải thị trường nước ngoài nào cũng một màu hồng như Campuchia, Lào cho các ngân hàng Việt Nam.
VietinBank, một trong tứ đại gia ngân hàng Việt Nam, năm 2013 ghi nhận 1,1 triệu USD lợi nhuận từ thị trường Lào nhưng chi nhánh mở ra tại Đức thì chẳng mấy sáng sủa. Các chi nhánh mở tại Frankfurt vào năm 2011 và Berlin năm 2012 của VietinBank đến nay chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện và kiện toàn tổ chức bộ máy theo quy định, chuẩn mực thị trường châu Âu và bước đầu đi vào quảng bá thương hiệu, khuếch trương hình ảnh của ngân hàng VietinBank trong mắt người tiêu dùng.
Lý do cho việc các ngân hàng Việt Nam chưa thành công ở thị trường Âu Mỹ một phần vì tính cạnh tranh tại các thị trường này rất cao, đòi hỏi ngân hàng phải chuẩn bị tốt các phương án để đảm bảo hoạt động ổn định, lành mạnh và có hiệu quả. Thêm vào đó, chi phí hoạt động tại các thị trường Âu Mỹ tốn kém hơn so với các thị trường ở Đông Nam Á, do đó phải có lực mạnh mới đủ sức để cạnh tranh.
Ngoài ra cũng còn đó những rủi ro chung cho các thị trường nước ngoài như là cho vay ở nước ngoài chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với cho vay trong nước vì nguồn thông tin ở nước ngoài thường ít hơn, kém tin cậy hơn so với cho vay trong nước. Vì vậy, các ngân hàng phải có những phương thức phòng chống rủi ro, phân tích kỹ cá nhân người vay, đất nước và chính phủ nơi người vay định cư.
Đặc biệt là ở những thị trường như Mỹ, châu Âu, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam phải chú trọng đến trình độ của các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên của chi nhánh ở nước ngoài, chú trọng đào tạo cả về trình độ chuyên môn, đạo đức và khả năng am hiểu địa phương.
Hoạt động của các ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài có hiệu quả hay không, không chỉ phụ thuộc vào chiến lược của chính ngân hàng đó mà còn cần đến sự tư vấn và quản lý cấp Nhà nước của NHNN đối với hoạt động tại nước ngoài của các tổ chức tín dụng.
Mới đây, NHNN cũng đã yêu cầu 6 ngân hàng thương mại phải rà soát lại hoạt động của các chi nhánh, công ty con ở nước ngoài để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và có chiến lược kinh doanh phù hợp đảm bảo phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả.
Mới đây HDBank cũng đã được Ngân hàng nhà nước (NHNN) chấp thuận mở văn phòng đại diện tại Myanmar. Rất nhiều ngân hàng khác cũng đang làm hồ sơ đề nghị NHNN cho phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại nước ngoài.
Việc các ngân hàng của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều là một tín hiệu tốt cho chính các ngân hàng và cũng có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, phù hợp với chủ trương đa dạng hóa thị trường, mở rộng đầu tư, hội nhập quốc tế của NHNN.
Về phía các ngân hàng, động thái này có thể mở rộng thị trường, đồng thời hạn chế những khó khăn khi phải cạnh tranh khốc liệt tại thị trường trong nước khi mà tại Việt Nam đang có đến hơn 40 ngân hàng thương mại cổ phần và nếu tính cả ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài thì lên tới gần 70 ngân hàng.
Các thị trường mới nổi như Myanmar sẽ giúp cho các ngân hàng Việt Nam chiếm được lợi thế cạnh tranh khi là một trong những ngân hàng nước ngoài tham gia vào thị trường này sớm nhất.
Bên cạnh đó, một nguồn ngoại tệ được bổ sung vào nguồn vốn của ngân hàng qua việc huy động vốn từ thị trường nước ngoài. Các dịch vụ khác như tín dụng, chuyển tiền, quản lý tài sản, thẻ,… cũng mang lại cho các ngân hàng Việt Nam nguồn lợi nhuận đáng kể từ thị trường nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động tại nước ngoài, khi mà các thủ tục pháp lý để họ có thể tiếp cận vốn hay các dịch vụ của các ngân hàng địa phương còn là rào cản thì chính các ngân hàng Việt Nam sẽ là cứu cánh và cầu nối cho các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn vay, chuyển tiền về Việt Nam, hoặc các dịch vụ khác mà các doanh nghiệp Việt Nam không thể tiếp cận tại thị trường nước ngoài.
Với các doanh nghiệp trong nước, khi sử dụng dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam có chi nhánh tại nước ngoài thì việc chuyển tiền thanh toán cho đối tác tại nước ngoài sẽ thuận tiện hơn, và tất nhiên là mức phí sẽ rẻ hơn so với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Có thể nói, các ngân hàng nội địa Việt Nam mới là những người am hiểu tập quán, phong tục, tâm lý người Việt Nam nhất.
Thị trường nào tiềm năng cho ngân hàng Việt?
Về tiềm năng của những thị trường nước ngoài thì dường như Lào, Campuchia là những thị trường mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn so với các thị trường khác.
Báo cáo thường niên năm 2013 của ngân hàng Sacombank cho thấy năm 2013, chi nhánh tại Lào của Sacombank huy động đạt 47 triệu USD, dư nợ tín dụng đạt 72,7 triệu USD, tăng 14,3 triệu USD so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế đạt 2,62 triệu USD, hoàn thành vượt chỉ tiêu được giao. Tại Lào, trong năm qua, Sacombank đã khai trương thêm 1 phòng giao dịch.
Đối với thị trường Campuchia, hiện Sacombank đã có ngân hàng con 100% sau khi được nâng cấp lên từ chi nhánh, với vốn là 38 triệu USD. Ngân hàng đã mở được 7 chi nhánh tại thị trường này, trong đó, năm 2013 mở được 2 chi nhánh. Lợi nhuận năm 2013 của Sacombank Campuchia đạt khoảng 1,5 - 1,6 triệu USD.
Tuy nhiên, không phải thị trường nước ngoài nào cũng một màu hồng như Campuchia, Lào cho các ngân hàng Việt Nam.
VietinBank, một trong tứ đại gia ngân hàng Việt Nam, năm 2013 ghi nhận 1,1 triệu USD lợi nhuận từ thị trường Lào nhưng chi nhánh mở ra tại Đức thì chẳng mấy sáng sủa. Các chi nhánh mở tại Frankfurt vào năm 2011 và Berlin năm 2012 của VietinBank đến nay chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện và kiện toàn tổ chức bộ máy theo quy định, chuẩn mực thị trường châu Âu và bước đầu đi vào quảng bá thương hiệu, khuếch trương hình ảnh của ngân hàng VietinBank trong mắt người tiêu dùng.
Lý do cho việc các ngân hàng Việt Nam chưa thành công ở thị trường Âu Mỹ một phần vì tính cạnh tranh tại các thị trường này rất cao, đòi hỏi ngân hàng phải chuẩn bị tốt các phương án để đảm bảo hoạt động ổn định, lành mạnh và có hiệu quả. Thêm vào đó, chi phí hoạt động tại các thị trường Âu Mỹ tốn kém hơn so với các thị trường ở Đông Nam Á, do đó phải có lực mạnh mới đủ sức để cạnh tranh.
Ngoài ra cũng còn đó những rủi ro chung cho các thị trường nước ngoài như là cho vay ở nước ngoài chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với cho vay trong nước vì nguồn thông tin ở nước ngoài thường ít hơn, kém tin cậy hơn so với cho vay trong nước. Vì vậy, các ngân hàng phải có những phương thức phòng chống rủi ro, phân tích kỹ cá nhân người vay, đất nước và chính phủ nơi người vay định cư.
Đặc biệt là ở những thị trường như Mỹ, châu Âu, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng Việt Nam phải chú trọng đến trình độ của các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên của chi nhánh ở nước ngoài, chú trọng đào tạo cả về trình độ chuyên môn, đạo đức và khả năng am hiểu địa phương.
Hoạt động của các ngân hàng Việt Nam tại nước ngoài có hiệu quả hay không, không chỉ phụ thuộc vào chiến lược của chính ngân hàng đó mà còn cần đến sự tư vấn và quản lý cấp Nhà nước của NHNN đối với hoạt động tại nước ngoài của các tổ chức tín dụng.
Mới đây, NHNN cũng đã yêu cầu 6 ngân hàng thương mại phải rà soát lại hoạt động của các chi nhánh, công ty con ở nước ngoài để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và có chiến lược kinh doanh phù hợp đảm bảo phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả.