Chủ tịch CTG: Chính phủ và NHNN không nên can thiệp vào bảo hiểm tiền gửi
Xu thế hiện nay trên thế giới là công ty bảo hiểm tiền gửi độc lập, hiện nay ở Mỹ, ở Đức, ở Hàn Quốc đều thực hiện như vậy.
Chiều ngày 23/05/2012, trong phiên
thảo luận ở
hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật bảo hiểm tiền
gửi, đại biểu Phạm Huy Hùng – đại diện đoàn Đại biểu Hà Nội (hiện đang là Chủ tịch
HĐQT của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam) đã có những đóng góp khá thẳng
liên quan đến dự thảo Luật.
Ông Hùng cho rằng, BHTG có thể xem là một tổ chức cung cấp dịch vụ công hoạt động không vì lợi nhuận và được thực hiện một số chức năng về quản lý nhà nước trong hoạt động BHTG. Theo quy định quốc tế Camel, nguyên tắc cơ bản của hệ thống BHTG hiệu quả là đảm bảo tính độc lập của hệ thống BHTG.
Có bảo đảm được tính độc lập mới có khả năng tối thiểu hóa các hành vi rủi ro trong hoạt động của BHTG cũng như của các tổ chức tín dụng (TCTD). Đồng thời việc đảm bảo tính độc lập sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, các nhóm lợi ích đối với hoạt động của hệ thống này. Việc can thiệp này có thể gây méo mó hoạt động quản trị của các ngân hàng và đi ngược lại mục tiêu ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.
Hiện nay trên thế giới có mấy loại hình bảo hiểm, một là trực thuộc Chính phủ, hai là trực thuộc ngân hàng Nhà nước (NHNN), ba là công ty độc lập. Xu thế hiện nay trên thế giới là công ty bảo hiểm tiền gửi độc lập, hiện nay ở Mỹ, ở Đức, ở Hàn Quốc đều thực hiện như vậy.
Với ý kiến thứ nhất cho rằng BHTG do Thủ tướng Chính phủ thành lập và giao cho NHNN quản lý, tôi cho rằng kể cả Chính phủ và NHNN cũng không nên can thiệp vào hoạt động này. Phải nói rằng BHTG gửi trực thuộc Chính phủ, NHNN, hoạt động BHTG sẽ không hiệu quả và TCTD đổ vỡ là cực kỳ nguy hiểm, người dân sẽ truy cứu trách nhiệm của Chính phủ cũng như NHNN trong việc quản lý thị trường hoạt động của tổ chức ngân hàng. Về trung hạn, về dài hạn, BHTG nên độc lập.
Tuy nhiên trong điều kiện của Việt Nam hiện nay rủi ro là vấn đề lớn và nguy cơ cao, trong điều kiện kinh tế đang chuyển đổi cơ chế, vấn đề minh bạch và trách nhiệm giải trình của các TCTD còn rất hạn chế, hệ thống BHTG hoàn toàn độc lập cũng chưa phù hợp.
Vì vậy, ông Hùng và các đại biểu đoàn Hà Nội đồng ý theo ý kiến thứ 2 của tờ trình Chính phủ - giao BHTG cho Ngân hàng Nhà nước quản lý trực tiếp, toàn diện các tổ chức tiền gửi và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, ông Hùng cho rằng Luật bảo hiểm tiền gửi nên có một điều, khoản quy định tính minh bạch trong hoạt động BHTG, đảm bảo hàng năm được thanh tra, kiểm tra toàn diện hoạt động bảo hiểm tiền gửi một cách minh bạch và kiểm toán hoạt động bảo hiểm tiền gửi hàng năm và công bố công khai hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Đồng thời, Luật cũng nên quy định hàng năm các định chế tài chính tổ chức tín dụng phải tự kiểm toán, đánh giá, xếp hạng tín nhiệm, chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước hoặc Hiệp hội kiểm toán cáo bạch xếp hạng minh bạch trên thị trường. Xin cảm ơn Quốc hội.
Ông Hùng cho rằng, BHTG có thể xem là một tổ chức cung cấp dịch vụ công hoạt động không vì lợi nhuận và được thực hiện một số chức năng về quản lý nhà nước trong hoạt động BHTG. Theo quy định quốc tế Camel, nguyên tắc cơ bản của hệ thống BHTG hiệu quả là đảm bảo tính độc lập của hệ thống BHTG.
Có bảo đảm được tính độc lập mới có khả năng tối thiểu hóa các hành vi rủi ro trong hoạt động của BHTG cũng như của các tổ chức tín dụng (TCTD). Đồng thời việc đảm bảo tính độc lập sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các can thiệp của cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ, các nhóm lợi ích đối với hoạt động của hệ thống này. Việc can thiệp này có thể gây méo mó hoạt động quản trị của các ngân hàng và đi ngược lại mục tiêu ổn định hệ thống tài chính ngân hàng.
Hiện nay trên thế giới có mấy loại hình bảo hiểm, một là trực thuộc Chính phủ, hai là trực thuộc ngân hàng Nhà nước (NHNN), ba là công ty độc lập. Xu thế hiện nay trên thế giới là công ty bảo hiểm tiền gửi độc lập, hiện nay ở Mỹ, ở Đức, ở Hàn Quốc đều thực hiện như vậy.
Với ý kiến thứ nhất cho rằng BHTG do Thủ tướng Chính phủ thành lập và giao cho NHNN quản lý, tôi cho rằng kể cả Chính phủ và NHNN cũng không nên can thiệp vào hoạt động này. Phải nói rằng BHTG gửi trực thuộc Chính phủ, NHNN, hoạt động BHTG sẽ không hiệu quả và TCTD đổ vỡ là cực kỳ nguy hiểm, người dân sẽ truy cứu trách nhiệm của Chính phủ cũng như NHNN trong việc quản lý thị trường hoạt động của tổ chức ngân hàng. Về trung hạn, về dài hạn, BHTG nên độc lập.
Tuy nhiên trong điều kiện của Việt Nam hiện nay rủi ro là vấn đề lớn và nguy cơ cao, trong điều kiện kinh tế đang chuyển đổi cơ chế, vấn đề minh bạch và trách nhiệm giải trình của các TCTD còn rất hạn chế, hệ thống BHTG hoàn toàn độc lập cũng chưa phù hợp.
Vì vậy, ông Hùng và các đại biểu đoàn Hà Nội đồng ý theo ý kiến thứ 2 của tờ trình Chính phủ - giao BHTG cho Ngân hàng Nhà nước quản lý trực tiếp, toàn diện các tổ chức tiền gửi và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, ông Hùng cho rằng Luật bảo hiểm tiền gửi nên có một điều, khoản quy định tính minh bạch trong hoạt động BHTG, đảm bảo hàng năm được thanh tra, kiểm tra toàn diện hoạt động bảo hiểm tiền gửi một cách minh bạch và kiểm toán hoạt động bảo hiểm tiền gửi hàng năm và công bố công khai hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Đồng thời, Luật cũng nên quy định hàng năm các định chế tài chính tổ chức tín dụng phải tự kiểm toán, đánh giá, xếp hạng tín nhiệm, chất lượng, hiệu quả hoạt động của mình bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước hoặc Hiệp hội kiểm toán cáo bạch xếp hạng minh bạch trên thị trường. Xin cảm ơn Quốc hội.
Q. Nguyễn
Ghi theo Quốc Hội
Ghi theo Quốc Hội