ĐHCĐ Ngân hàng MB: Đã nghiên cứu 2 ngân hàng để tính chuyện sáp nhập
Về việc tìm kiếm đối tác chiến lược, HĐQT MB cho biết HĐQT ưu tiên các DN quân đội, DN nhà nước và các đối tác chiến lược khác nhưng phải đáp ứng tiêu chí mà MB đề ra.
- 21-04-2015ĐHCĐ Sacombank: Cổ đông đề nghị đẩy nhanh tiến độ chia cổ tức
- 20-04-2015ĐHCĐ Southern Bank: Cổ đông nghi ngờ lợi nhuận do nợ xấu quá cao
- 20-04-2015ĐHCĐ VPBank: Cổ đông muốn cổ tức tiền mặt thay vì “triền miên” cổ phiếu
Sáng nay (ngày 21/4) Ngân hàng TMCP Quân đội (MB - mã chứng khoán MBB) đã tổ chức họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015.
Ông Lê Hữu Đức – Chủ tịch Hội đồng quản trị MB đã trình bày báo cáo về tình hình kinh doanh năm 2014 và kế hoạch năm 2015
Lợi nhuận 2014 đến chủ yếu từ lĩnh vực ngân hàng
Năm 2014, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MB đạt 3.174 tỷ đồng, vượt 2,38% kế hoạch; trong đó riêng ngân hàng là 3.003 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt 200.489 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước.
Tăng trưởng tín dụng đạt 15%, huy động vốn tăng 23%. Tỷ lệ nợ xấu được giữ ở mức 2,73% - thấp hơn so với trần 3,5% được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông 2014.
Các chỉ số hiệu suất sinh lời ROA đạt 1,31%, ROE đạt 15,8%, EPS đạt 2.136 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) đạt 10,07%.
Về kết quả hoạt động trong năm 2014 của các công ty con, ông Lê Công – Tổng giám đốc MB cho biết cụ thể như sau:
CTCP quản lý quỹ đầu tư MB (MBCapital) đạt 31 tỷ đồng LNTT tăng 113% so với năm trước.
CTCP Chứng khoán MB (MBS) đạt 75,4 tỷ đồng, bằng 324% so với năm 2013. Tăng phí môi giới trong năm 2014 là 91%, thu hồi nợ đạt 73,8 tỷ đồng.
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) đạt 46,95 tỷ đồng LNTT.
CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC) đạt 37,9 tỷ đồng LNTT.
CTCP Địa ốc MB (MB Land) đạt 30,11 tỷ đồng LNTT, bằng 177% so với năm 2013.
Ban điều hành MB đánh giá, kết thúc năm 2014 là một năm khá thành công đối với ngân hàng này. Hiện MB nằm trong TOP 3 ngân hàng TMCP và nằm trong TOP 5 ngân các ngân hàng thương mại.
Tăng vốn lên 16.000 tỷ, kế hoạch lợi nhuận 3.250 tỷ
Về kế hoạch kinh doanh năm 2015, ông Lê Công cho biết: Năm 2015, MB dự kiến tăng tổng tài sản thêm 8-10%. Vốn điều lệ tăng từ 11.594 tỷ đồng lên 16.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu dưới 3% (năm 2014 là 2,73%).
Mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 3.250 tỷ đồng, trong đó riêng ngân hàng mẹ 3.150 tỷ đồng. Tỷ lệ chi trả cổ tức khoảng 10%, tương đương năm 2014.
Nói về việc không hoàn thành mục tiêu tăng vốn điều lệ năm 2014 lên mức 15.500 tỷ đồng ông Lê Hữu Đức cho biết: Trong năm 2014 MB đã cố gắng để hoàn thành mục tiêu này. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước vẫn còn nhiều thách thức việc tăng vốn này chưa đạt được.
“Năm 2015 MB đạt kế hoạch tăng vốn điều lệ lên mức 16.000 tỷ đồng nằm đảm bảo mục tiêu đứng vững trong TOP 5 các NHTM tại Việt Nam (cùng với Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV) và cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khối NHCP; tiếp tục đẩy mạnh quy mô về vốn, tăng trưởng các chỉ tiêu như tổng tài sản… “ – Chủ tịch HĐQT của MB chia sẻ.
Hỏi đáp của cổ đông và lãnh đạo ngân hàng
Cổ đông hỏi: MB có lạc quan quá không về kế hoạch tăng vốn năm 2015 trong khi năm 2014 ngân hàng vẫn chưa tăng vốn đúng kế hoạch?
Ông Lê Hữu Đức (Chủ tịch MBB): Việc tìm kiếm đối tác chiến lược không thuận lợi nên việc tăng vốn năm 2014 đã không hoàn thành mặc dù vậy năm 2015 MBB vẫn tiếp tục đặt kế hoạch tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng để tăng năng lực tài chính cho ngân hàng, đưa MBB thành ngân hàng trong top 5 ngân hàng tốt nhất Việt Nam; nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro, tham gia vào các lĩnh vực khác như tài chính tiêu dùng, bảo hiểm nhân thọ, nâng cao khả năng đầu tư, tăng cường củng cố quan hệ với cổ đông lớn, đối tác lớn. Với phương án tăng vốn điều lệ năm 2015, HĐQT và Ban điều hành đã xây dựng giải pháp dự phòng để đảm bảo việc tăng vốn điều lệ khả thi và hoàn thành kế hoạch đề ra.
Cổ đông chờ đợi các ngân hàng chia sẻ cổ tức cao nhưng mặc dù kinh tế khởi sắc nhưng các ngân hàng vẫn dè dặt trong việc trả cổ tức, ý kiến của ông về việc này như thế nào?
Ông Lê Hữu Đức (Chủ tịch MBB): Chính sách cổ tức luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của cổ đông, ngân hàng QUân đội luôn tuân thủ nguyên tắc hài hoà giữa thu nhập và quyền lợi cổ đông, ngoài ra MB cũng phải tuân thủ việc phân loại nợ trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, trường hợp ngân hàng không trích lập đủ dự phòng thì không trả cổ tức. Năm 2014 chi phí dự phòng rủi ro tín dụng khiến nhiều ngân hàng không hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận và không trả cổ tức cổ đông, trong 12 NH tại HCM thì có 7 ngân hàng không trả cổ tức và có nhiều ngân hàng giảm cổ tức cho cổ đông, tuy nhiên MBB trả cổ tức vẫn trong top cao nhất toàn ngành.
Trong kế hoạch tăng năng lực tài chính, SCIC mua 10% cổ phần của MB?
Công tác tăng vốn điều lệ cho công tác chiến lược HĐQT, Ban điều hành đã và đang tiến hành, HĐQT sẽ làm đúng chủ trương đã thông qua.
HĐQT ưu tiên các DN quân đội, DN nhà nước và các đối tác chiến lược khác nhưng phải đáp ứng tiêu chí mà MB đề ra. SCIC công bố kế hoạch mua MB và mong muốn trở thành cổ đông lớn của MB, MB đã làm việc với SCIC và đưa ra các yêu cầu của ngân hàng, giá chào bán dự kiến cho đối tác chiến lược phải đảm bảo quyền lợi của cổ đông.
Thông tư 02 có hiệu lực từ tháng 6/2014, MB đã triển khai như thế nào và có ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của ngân hàng hay không?
Ông Lê Công, Tổng giám đốc MB: đây là chủ trương của NHNN nhằm lành mạnh hoá hệ thống NH Việt Nam. Đến 1/4/2015 thực hiện đầy đủ các quy định của thông tư 03, từ khi ban hành năm 2013 MB đã tập trung nghiên cứu về NHNN và MB đã được chọn để áp dụng các chỉ số của thông tư 02 về hệ số an toàn, với quá trình thực hiện như vậy chúng tôi đã tính toán các chỉ số để đưa ra kế hoạch 2015 đã có tính toán việc ảnh hưởng của thông tư 02.
Thông tư 36 quy định các giới hạn an toàn đảm bảo tỷ lệ an toàn các TCTD ảnh hưởng gì đến MB?
Trong thông tư 36 có vấn đề mới là các quy định tránh hạn chế sở hữu chéo, quy định chặt chẽ trong lĩnh vực cho vay chứng khoán, đầu tư kinh doanh trái phiếu cổ phiếu, MB đã tính toán cẩn thận và triển khai từ 02/2015. Chúng tôi đủ năng lực để thực hiện thông tư 36, các cổ đông lớn của ngân hàng đang góp vốn tại đây, các ngân hàng với tư cách cổ đông lớn tạo điều kiện cho MB phát triển ổn định bền vững, các NH đang bàn với NHNN lộ trình sẽ thực hiện đầy đủ. Về việc trực tiếp cho vay BĐS, chứng khoán, cổ phiếu trái phiếu MB đã chỉ đạo và thưcj hiện từ quý I/2015.
Thực hiện của ngân hàng Quân đội trong thông tư 780 phân loại nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ dài?
Đây là lộ trình của NHNN tạo điều kiện cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đây là giải pháp sáng tạo của NHNN cho phép TCTD cơ cấu nợ giãn thời hạn trả nợ của các DN, đến thời điểm ngày 1/4 điều này tác động lớn đến các ngân hàng, MB đã thực hiện đúng chủ trương của NHNN các DN có khả năng phục hồi sản xuất thì mới cơ cấu nợ.
MB đã có kế hoạch sáp nhập ngân hàng nào không?
Ông Lưu Trung Thái: Năm nay là năm các có nhiều thương vụ sáp nhập ngân hàng, tăng quy mô hoạt động và mạng lưới khách hàng, MB trong các năm vừa qua đã tiến hành nghiên cứu 2 ngân hàng khác để tính chuyện sáp nhập, tuy nhiên vẫn đang trong quá trình nghiên cứu vì nó ảnh hưởng đến chất lượng ngân hàng và hiệu quả sau sáp nhập. Trong khi đó chúng ta có nhiều yếu tố để tăng quy mô như kết hợp với Viettel để mở rộng mạng lưới khách hàng. Về việc tăng vốn thông qua 3 đợt phát hành thì 2 đợt đầu chắc chắn là thành công, về phương án cho cổ đông chiến lược chúng tôi đã họp và lên phương án, kể cả phương án chào bán cho SCIC.
Về giá cho cổ đông chiến lược trong nước, giá tính trên cơ sở giá chiết giảm tối đa 25% so với giá thị trường, trên cơ sở phương án hợp tác với MB đánh giá lợi ích và giá trị cổ đông chiến lược cho ngân hàng thì khó có phép tính 1 + 1 = 2, chúng ta có thể có lợi ích lâu dài 5-10 năm cho ngân hàng. Còn về giá cho cổ đông nước ngoài sẽ có premium tăng thêm so với giá thị trường.
Về vấn đề liên quan đến MBS, việc MB và các công ty hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đồng thời cam kết với khách hàng, cổ đông, bản chất phân phối chứng chỉ quỹ thông qua MBS và MBS là nhà phân phối cho nhà phát hành và nhiệm vụ của MBS là tìm người mua cho nhà phát hành đó, Theo đánh giá giao dịch này không ảnh hưởng đến quyền lợi cổ đông của MB và giảm thiểu rủi ro đến MBS.
Tại sao tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động của MB ở mức 60%, trong khi bình quân toàn ngành ở mức 75-80%, MB làm gì để cải thiện chỉ tiêu này?
Trong những năm vừa qua tổng dư nợ của MB tăng trưởng tốt, nằm trong top dẫn đầu hệ thống ngân hàng, cuối năm 2014 tổng dư nợ là 100.000 tỷ, tăng trưởng 15,7%. MB là ngân hàng uy tín nên tốc độ tăng huy động vốn là cao hơn tốc độ tăng dư nợ, tốc độ tăng huy động vốn trên 20%, năm nay là 23%, trong khi tăng trưởng huy động chỉ 15,7%. Vừa qua thị trường vẫn còn khó khăn, nợ xấu tăng cao nên MB chọn lọc khách hàng, phát triển dư nợ dựa trên quản trị nợ xấu do đó tốc độ tăng tín dụng phù hợp với tình hình thị trường. Xu thế mới phù hợp với chỉ đạo NHNN, bên cạnh tăng trưởng tín dụng phải đẩy mạnh tăng trưởng phi tín dụng và phát triển trên thị trường 2.
Khánh Nhi
Trí Thức Trẻ