Fitch Ratings xếp hạng tín nhiệm Vietcombank ở mức B+
Theo Fitch, xếp hạng IDR của Vietcombank ở mức B+ do nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước, tuy nhiên sự hỗ trợ này ở mức hạn chế.
- 27-10-2015Chủ tịch Vietcombank kiến nghị nới room ngoại ngân hàng lên 35%
- 23-10-2015Chính phủ vay tiền từ NHNN và Vietcombank: Sẽ trả nợ thế nào?
- 12-10-2015Tại sao Bộ Tài chính phải vay NH Vietcombank 1 tỷ USD?
- 02-10-2015Hàng loạt máy ATM Vietcombank tại Cần Thơ ngưng hoạt động
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Fitch) vừa công bố xếp hạng Ngân hàng TMCP Ngoại thương (Vietcombank - mã VCB) là nhà phát hành nợ dài hạn (IDR) ở mức B+; triển vọng ổn định; sức mạnh độc lập (VR) ở mức b-. Đánh giá khả năng hỗ trợ (SR) ở 4 và Đánh giá sàn khả năng hỗ trợ (SRF) tại B+.
Theo Fitch, xếp hạng IDR của Vietcombank ở mức B+ do nhận được sự hỗ trợ từ nhà nước, tuy nhiên sự hỗ trợ này ở mức hạn chế, phản ánh ở xếp hạng SR và SRF bởi Chính phủ Việt Nam đang gặp vấn đề về tài chính yếu kém (xếp hạng tín nhiệm BB-) và một hệ thống ngân hàng quy mô quá khổ so với GDP.
Tuy nhiên, tổ chức xếp hạng này tin tưởng vào vị trí quan trọng trong hệ thống của Vietcombank - một trong 4 ngân hàng có quy mô tổng tài sản nhất Việt Nam và có số cổ phần nhà nước chi phối khá lớn, Vietcombank sẽ tiếp tục nhận được trợ lực từ chính phủ. Triển vọng ổn định của ngân hàng phản ánh triển vọng ổn định trong xếp hạng tín nhiệm quốc gia.
Xếp hạng VR của Vietcombank phản ánh những vấn đề trong quá trình tái cấu trúc hiện nay như chất lượng tài sản và khả năng huy động vốn yếu kém, đây vốn là câu chuyện chung của toàn ngành ngân hàng Việt Nam.
Tương tự các ngân hàng khác, tỷ lệ huy động vốn của Vietcombank có thể yếu hơn so với tỷ lệ vốn. Tỷ lệ vốn cấp 1 tại 9,4% và tỷ lệ tổng vốn tại 11,4% tính đến cuối tháng 6/2015.
Mới đây, Vietcombank cũng đã kiến nghị cho phép các Ngân hàng TMCP Nhà nước được giữ lại lợi nhuận để tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức thay vì trả cổ tức bằng tiền mặt và sử dụng nguồn thặng dư để tăng vốn điều lệ.
Ngân hàng cũng đề xuất có lộ trình nâng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại các ngân hàng từ 30-35%. Ngoài ra, cần xác định lộ trình giảm tiếp tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước tại các ngân hàng TMCP nhà nước vì hiện nay ngân sách thì không có nếu không giảm tỷ lệ của Nhà nước thi rất khó để tăng vốn
CÙNG CHUYÊN MỤC

Lừa 3 ngân hàng 430 tỉ đồng, bị tuyên án chung thân
15:19 , 24/03/2023
Giá vàng nhẫn tròn trơn tăng mạnh, vượt 56 triệu đồng/lượng
10:44 , 24/03/2023
Một Phó Tổng Giám đốc VPBank muốn mua khớp lệnh lượng lớn cổ phiếu VPB
10:25 , 24/03/2023