Lãi suất huy động hạ, kênh đầu tư nào vui?
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng, nói quyết định giảm 0,5% lãi suất huy động của Ngân hàng Nhà nước mới đây sẽ tác động ngay tới thị trường chứng khoán.
Bởi giá chứng khoán luôn tỷ lệ nghịch với lãi suất, dù mức tác động cũng không nhiều.
Trong khi đó, ông Đặng Bảo Khánh, Tổng giám đốc SeABank, cho rằng quyết định giảm lãi suất sẽ kích thích các kênh đầu tư, ví như chứng khoán.
“Thị trường chứng khoán sẽ đón một dòng vốn mới, dù không nhiều, không tạo sự đột biến bởi nền kinh tế còn khó khăn”, ông Khánh bình luận.
Theo ông Hiếu, mặc dù USD không còn là kênh đầu tư hấp dẫn, nhưng quyết định giảm lãi suất sẽ tác động tới tâm lý của thị trường.
“Quan trọng hơn, việc giảm lãi suất sẽ tác động tới giá USD do khoảng cách tiền đồng và USD giảm xuống. Điều này sẽ tác động một phần tới động thái mua USD của một bộ phận người dân”, ông Hiếu bình luận.
Bất động sản cũng là một kênh đầu tư được cho là hưởng lợi từ quyết định giảm lãi suất lần này.
“Việc giảm lãi suất huy động được kỳ vọng sẽ kéo lãi suất cho vay xuống khoảng 1%, điều đó sẽ kích thích nhu cầu vay vốn mua nhà của thị trường. Vì trên thực tế, nhu cầu mua nhà của thị trường rất cao. Tuy nhiên, quyết định này cũng chưa tạo được sự đột biến trong nhu cầu vay vốn, mà chủ yếu là giúp người vay mua nhà được hưởng lợi từ lãi suất giảm”, ông Hiếu phân tích.
Tuy nhiên, từ góc độ ngân hàng, ông Khánh cho rằng cho vay bất động sản sẽ không hưởng lợi nhiều bởi đây là cho vay trung và dài hạn. “Hiện lãi suất huy động trung và dài hạn đang thả nổi, nên lãi suất cho vay trung và dài hạn cũng không tác động nhiều”, ông Khánh phân tích.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng việc giảm lãi suất cũng sẽ tác động tới nhu cầu tiêu dùng của người dân trong bối cảnh tổng cầu còn yếu, lạm phát ở mức thấp.
“Sau nhiều năm bùng nổ cho vay, nền kinh tế đang còn đi trên con đường gập ghềnh và chỉ hồi phục một cách từ từ. Chúng tôi kỳ vọng GDP sẽ tăng dần do hoạt động xuất khẩu đạt kết quả tốt nhưng GDP sẽ vẫn ở dưới đường xu hướng. Lạm phát cũng sẽ nằm trong phạm vi kiểm soát vì giá dầu hạ nhiệt và nguồn cung thực phẩm dồi dào. Cầu nội địa thấp và mức phá giá nhỏ của đồng nội tệ cũng góp phần kiềm chế áp lực lạm phát. Vì nhu cầu tiêu dùng thấp, chúng tôi không kỳ vọng giảm thêm trần lãi suất huy động sẽ thúc đẩy chi tiêu một cách mạnh mẽ”, các chuyên gia của ngân hàng HSBC bình luận.
Thông điệp từ lãi suất hạ
Ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành - Phụ trách Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), cho rằng quyết định giảm trần lãi suất huy động là do hai nhân tố.
Trước hết, giá xăng giảm mạnh khiến tốc độ tăng CPI theo năm giảm thấp hơn kỳ vọng, theo đó mở ra khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.
Thứ nữa, thông tin gần đây về những thay đổi lãnh đạo tại Ocean Bank có lẽ đã khiến Ngân hàng Nhà nước muốn trấn an thị trường. Và động thái trên là thông điệp rõ ràng cho thấy “các ngân hàng vẫn hoạt động bình thường”.
“Tuy nhiên, việc giảm trần lãi suất này sẽ ảnh hưởng tới các ngân hàng nhỏ và trung bình. Hiện HSC ước tính vốn huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống chiếm 75-77% tổng vốn huy động. Động thái trên có thể gây áp lực khiến các ngân hàng nhỏ phải đẩy mạnh tái cơ cấu hoặc sáp nhập”, ông Mac Cana bình luận.
Đáng chú ý, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn, bởi lãi suất huy động giảm lại khiến ngân hàng thắt hơn điều kiện cho vay.
Cho dù, “vấn đề quan trọng là có tiếp cận được vốn vay hay không chứ không phải cứ giảm lãi suất là mọi thành phần kinh tế được hưởng lợi”, theo lời ông Khánh.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã được vay ngắn hạn với lãi suất 7%/năm, trung và dài hạn 10%/năm, thậm chí còn thấp hơn. Nhưng có khách hàng chấp nhận vay lãi suất cao nhưng ngân hàng vẫn không cho vay, vì sợ rủi ro.
“Rõ ràng bài toán lãi suất phụ thuộc vào cung cầu thị trường. Lãi suất phụ thuộc vào rủi ro của khách hàng, quan hệ khách hàng với ngân hàng. Với khách hàng tốt, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thì giá lãi suất sẽ thấp hơn nhiều so với khác hàng chỉ vay một khoản mà không sử dụng dịch vụ nào của ngân hàng”, ông Khánh phân tích.
Trong khi đó, ông Đặng Bảo Khánh, Tổng giám đốc SeABank, cho rằng quyết định giảm lãi suất sẽ kích thích các kênh đầu tư, ví như chứng khoán.
“Thị trường chứng khoán sẽ đón một dòng vốn mới, dù không nhiều, không tạo sự đột biến bởi nền kinh tế còn khó khăn”, ông Khánh bình luận.
Theo ông Hiếu, mặc dù USD không còn là kênh đầu tư hấp dẫn, nhưng quyết định giảm lãi suất sẽ tác động tới tâm lý của thị trường.
“Quan trọng hơn, việc giảm lãi suất sẽ tác động tới giá USD do khoảng cách tiền đồng và USD giảm xuống. Điều này sẽ tác động một phần tới động thái mua USD của một bộ phận người dân”, ông Hiếu bình luận.
Bất động sản cũng là một kênh đầu tư được cho là hưởng lợi từ quyết định giảm lãi suất lần này.
“Việc giảm lãi suất huy động được kỳ vọng sẽ kéo lãi suất cho vay xuống khoảng 1%, điều đó sẽ kích thích nhu cầu vay vốn mua nhà của thị trường. Vì trên thực tế, nhu cầu mua nhà của thị trường rất cao. Tuy nhiên, quyết định này cũng chưa tạo được sự đột biến trong nhu cầu vay vốn, mà chủ yếu là giúp người vay mua nhà được hưởng lợi từ lãi suất giảm”, ông Hiếu phân tích.
Tuy nhiên, từ góc độ ngân hàng, ông Khánh cho rằng cho vay bất động sản sẽ không hưởng lợi nhiều bởi đây là cho vay trung và dài hạn. “Hiện lãi suất huy động trung và dài hạn đang thả nổi, nên lãi suất cho vay trung và dài hạn cũng không tác động nhiều”, ông Khánh phân tích.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng việc giảm lãi suất cũng sẽ tác động tới nhu cầu tiêu dùng của người dân trong bối cảnh tổng cầu còn yếu, lạm phát ở mức thấp.
“Sau nhiều năm bùng nổ cho vay, nền kinh tế đang còn đi trên con đường gập ghềnh và chỉ hồi phục một cách từ từ. Chúng tôi kỳ vọng GDP sẽ tăng dần do hoạt động xuất khẩu đạt kết quả tốt nhưng GDP sẽ vẫn ở dưới đường xu hướng. Lạm phát cũng sẽ nằm trong phạm vi kiểm soát vì giá dầu hạ nhiệt và nguồn cung thực phẩm dồi dào. Cầu nội địa thấp và mức phá giá nhỏ của đồng nội tệ cũng góp phần kiềm chế áp lực lạm phát. Vì nhu cầu tiêu dùng thấp, chúng tôi không kỳ vọng giảm thêm trần lãi suất huy động sẽ thúc đẩy chi tiêu một cách mạnh mẽ”, các chuyên gia của ngân hàng HSBC bình luận.
Thông điệp từ lãi suất hạ
Ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành - Phụ trách Nghiên cứu, Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), cho rằng quyết định giảm trần lãi suất huy động là do hai nhân tố.
Trước hết, giá xăng giảm mạnh khiến tốc độ tăng CPI theo năm giảm thấp hơn kỳ vọng, theo đó mở ra khả năng tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ.
Thứ nữa, thông tin gần đây về những thay đổi lãnh đạo tại Ocean Bank có lẽ đã khiến Ngân hàng Nhà nước muốn trấn an thị trường. Và động thái trên là thông điệp rõ ràng cho thấy “các ngân hàng vẫn hoạt động bình thường”.
“Tuy nhiên, việc giảm trần lãi suất này sẽ ảnh hưởng tới các ngân hàng nhỏ và trung bình. Hiện HSC ước tính vốn huy động kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống chiếm 75-77% tổng vốn huy động. Động thái trên có thể gây áp lực khiến các ngân hàng nhỏ phải đẩy mạnh tái cơ cấu hoặc sáp nhập”, ông Mac Cana bình luận.
Đáng chú ý, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn, bởi lãi suất huy động giảm lại khiến ngân hàng thắt hơn điều kiện cho vay.
Cho dù, “vấn đề quan trọng là có tiếp cận được vốn vay hay không chứ không phải cứ giảm lãi suất là mọi thành phần kinh tế được hưởng lợi”, theo lời ông Khánh.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã được vay ngắn hạn với lãi suất 7%/năm, trung và dài hạn 10%/năm, thậm chí còn thấp hơn. Nhưng có khách hàng chấp nhận vay lãi suất cao nhưng ngân hàng vẫn không cho vay, vì sợ rủi ro.
“Rõ ràng bài toán lãi suất phụ thuộc vào cung cầu thị trường. Lãi suất phụ thuộc vào rủi ro của khách hàng, quan hệ khách hàng với ngân hàng. Với khách hàng tốt, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng thì giá lãi suất sẽ thấp hơn nhiều so với khác hàng chỉ vay một khoản mà không sử dụng dịch vụ nào của ngân hàng”, ông Khánh phân tích.
>>Lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng thấp nhất còn 4%/năm
Theo Trường Giang