Lãi suất liên ngân hàng còn 1,5% trước thềm trần lãi suất về 11%
Lãi suất liên ngân hàng xuống thấp kỷ lục mới trước thời điểm trần lãi suất huy động và cho vay mới có hiệu lực (28/5).
Theo Quyết định số 1081/QĐ-NHNN và Thông tư số 17/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012, từ hôm nay (28/5), trần lãi suất huy động sẽ về 11%/năm và trần lãi suất cho vay theo Thông tư 14/2012 đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ về 14%/năm.
Bên cạnh đó, các lãi suất chủ chốt khác cũng giảm 1%. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn về 12%/năm, lãi suất tái chiết khấu còn 10%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng về 13%/năm và lãi suất OMO giảm còn 11%/năm.
Trong ngày Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 1081 và Thông tư 17, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã xuống mức kỷ lục mới. Theo đó, lãi suất qua đêm đã giảm xuống còn 1,5-1,8%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tuần về 2-2,5%/năm và lãi suất 1 tháng là 4-5%/năm.
Việc lãi suất liên ngân hàng xuống thấp kỷ lục diễn ra trước thềm các lãi suất chủ chốt và trần lãi suất huy động và cho vay giảm 1% vào ngày 28/5 này.
Theo tính toán của NDHMoney, khoảng 65.000 tỷ đồng tín phiếu sẽ đáo hạn và dòng tiền này sẽ chảy về ngân hàng thương mại trong thời gian tới.
Với diễn biến trên, cùng với lạm phát theo năm đến tháng 5 chỉ còn 8,34%, nhiều chuyên gia đang kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục hạ thêm 2%.
Trong báo cáo vừa ra, J.P.Morgan dự báo mức lạm phát trong năm 2012 là khoảng 8,6%, giảm mạnh so với mức trên 18% trong năm ngoái. Bên cạnh đó, việc lạm phát giảm tốc và kinh tế vĩ mô đi vào ổn định có thể sẽ dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm thêm từ 2-3% trần lãi suất.
Dự báo này dường như khá khả thi khi trong cuộc họp báo Chính phủ diễn ra chiều 27/5, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo hướng giảm mặt bằng lãi suất theo lạm phát - vốn được kỳ vọng ở mức 7-8%.
Và điều này cho thấy, cho dù lãi suất đã giảm “tốc hành” tới 3% trong hơn 3 tháng qua, khả năng giảm tiếp mặt bằng lãi suất trong thời gian tới là khá cao.
Bên cạnh đó, các lãi suất chủ chốt khác cũng giảm 1%. Cụ thể, lãi suất tái cấp vốn về 12%/năm, lãi suất tái chiết khấu còn 10%/năm, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng về 13%/năm và lãi suất OMO giảm còn 11%/năm.
Trong ngày Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 1081 và Thông tư 17, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã xuống mức kỷ lục mới. Theo đó, lãi suất qua đêm đã giảm xuống còn 1,5-1,8%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tuần về 2-2,5%/năm và lãi suất 1 tháng là 4-5%/năm.
Việc lãi suất liên ngân hàng xuống thấp kỷ lục diễn ra trước thềm các lãi suất chủ chốt và trần lãi suất huy động và cho vay giảm 1% vào ngày 28/5 này.
Theo tính toán của NDHMoney, khoảng 65.000 tỷ đồng tín phiếu sẽ đáo hạn và dòng tiền này sẽ chảy về ngân hàng thương mại trong thời gian tới.
Với diễn biến trên, cùng với lạm phát theo năm đến tháng 5 chỉ còn 8,34%, nhiều chuyên gia đang kỳ vọng mặt bằng lãi suất sẽ tiếp tục hạ thêm 2%.
Trong báo cáo vừa ra, J.P.Morgan dự báo mức lạm phát trong năm 2012 là khoảng 8,6%, giảm mạnh so với mức trên 18% trong năm ngoái. Bên cạnh đó, việc lạm phát giảm tốc và kinh tế vĩ mô đi vào ổn định có thể sẽ dẫn đến việc Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm thêm từ 2-3% trần lãi suất.
Dự báo này dường như khá khả thi khi trong cuộc họp báo Chính phủ diễn ra chiều 27/5, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, định hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo hướng giảm mặt bằng lãi suất theo lạm phát - vốn được kỳ vọng ở mức 7-8%.
Và điều này cho thấy, cho dù lãi suất đã giảm “tốc hành” tới 3% trong hơn 3 tháng qua, khả năng giảm tiếp mặt bằng lãi suất trong thời gian tới là khá cao.
Theo Duy Cường
NDHMoney
NDHMoney