Luật sư Vietinbank: Vietinbank là nguyên đơn dân sự là không chính xác
Sáng ngày 30/12/2014, phiên tòa phúc thẩm xét xử Huỳnh Thị Huyền Như cùng các đồng phạm tiếp tục làm việc, với đa số thời lượng là phần đối đáp của các luật sư bảo vệ quyền lợi của Vietinbank với các ý kiến của Viện kiểm soát và luận cứ của luật sư bảo vệ quyền lợi của 5 công ty và 2 ngân hàng.
- 27-12-2014Vụ “siêu lừa” Huyền Như: Luật sư cộng trừ lòng vòng, Chủ tọa nổi cáu
- 25-12-2014Đề nghị Huyền Như tội danh tham ô là vi phạm tố tụng?
- 25-12-2014[Sáng 25/12] Vụ Huyền Như: Luật sư đề nghị điều tra lại phần liên quan Navibank
- 24-12-2014VKS bác kháng cáo "đòi" biệt thự 43 tỷ đồng của mẹ Huyền Như
- 23-12-2014Huyền Như thừa nhận bỏ tiền túi trả lãi ngoài hợp đồng cho Navibank
- 22-12-2014[Trực tiếp sáng 22/12]: Nhiều bị cáo cho Huyền Như vay hàng trăm tỷ bằng “niềm tin”
- 22-12-2014Huyền Như 'phù phép' lấy 50 tỷ đồng của ACB nhanh chóng
- 19-12-2014[Chiều 19/12]: Các bị cáo đồng loạt “tố” Huyền Như, xin được giảm án
Luật sư Nguyễn Văn Trung bảo lưu toàn bộ nội dung đã phát biểu tranh luận trong buổi chiều ngày 25/12/2014 và sáng ngày 26/12/2014 đã trình Hội đồng xét xử (HĐXX).
Về ý kiến của luật sư bảo vệ quyền lợi cho ACB cho rằng “Vietinbank đã được xác định lại là Nguyên đơn dân sự theo giấy triệu tập các luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank của quý tòa”, luật sư Trung cho rằng ý kiến cho rằng “Vietinbank là nguyên đơn dân sự là không chính xác”.
Về ý kiến của luật sư bảo vệ quyền lợi cho ACB cho rằng "Luật sư bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank khi cho rằng việc VKS đề nghị hủy một phần bản án để điều tra truy tố Huyền Như về tội tham ô tài sản là vi phạm tố tụng hình sự, có nghĩa là các luật sư đã bảo vệ quyền lợi cho Như thay vì cho Vietinbank”, luật sư đối đáp nhận xét này “là không chính xác”.
Liên quan đến các sai phạm của ACB và các phân tích của luật sư ACB đối với Vietinbank, luật sư cho rằng không cần đối đáp lại vì các hành vi sai phạm của lãnh đạo ACB gây thiệt hại cho ACB 718 tỷ đồng đã được làm rõ và giải quyết trong vụ án Nguyễn Đức Kiên. Đồng thời, luật sư cho rằng đây là “vụ án hình sự” nên bắt buộc phải áp dụng các quy định của Luật hình sự và Tố tụng Hình sự để giải quyết.
Đối với ý kiến của VKS, mặc dù luật sư “hoàn toàn đồng ý với đại diện VKS là phải xác định sự thật, bản chất của vụ án, không thể cắt xén theo ý chí chủ quan, chỉ nói ngọn mà không nói gốc", tuy nhiên, liên quan đến ý kiến của VKS “đề nghị HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của 5 nguyên đơn dân sự là 5 công ty, hủy một phần án sơ thẩm liên quan hành vi chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng của họ để điều tra truy tố lại Như về tội tham ô”, luật sư Trung cho rằng các luật sư bảo vệ quyền lợi của 5 công ty trên “chớ vội mừng” do ý kiến của VKS không đồng nghĩa VKS đề nghị HĐXX chấp thuận yêu cầu của các đơn vị này đòi Vietinbank bồi thường cho họ trong vụ án này như có luật sư đã nhầm lẫn nêu ra.
Đối với liên quan đến 5 công ty, luật sư Trung đưa ra quan điểm về nguồn tiền “bất hợp pháp” của các công ty An Lộc, Hưng Yên, ORS từ Tienphong Bank và MBS như kết luận của Bộ Công an (đã được trình bày trong phần đưa ra các luận cứ bào chữa quyền lợi của Vietinbank trong những phiên trước.
Căn cứ vào một số Điều luật của Bộ Luật Tố tụng Hình sự, luật sư Trung cho rằng việc VKS đề nghị hủy một phần liên quan 1.085 tỷ đồng của 5 nguyên đơn dân sự để điều tra truy tố Như về tội tham ô nhằm buộc Vietinbank phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho 5 NĐDS là vi phạm nghiêm trọng các quy định của Bộ luật TTHS, vượt quá quyền hạn của KSV .
Tiếp sau luật sư Trung, luật sư Nguyễn Thị Hòa đưa ra các quan điểm đối đáp với các luận cứ mà luật sư bảo vệ quyền lợi của CTCP Bảo hiểm Toàn cầu đưa ra. Luật sư đề nghị Hội đồng xét xử cần xem xét rõ mục đích mở tài khoản của công ty này và giữ nguyên quan điểm của luật sư trong phần bào chữa (luận cứ) tại phiên phúc thẩm này.
Cũng bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank, luật sư Tám đề nghị HĐXX xem xét lại kháng cáo của công ty ORS . Theo luật sư, việc thay đổi kháng cáo tại phiên phúc thẩm của ORS là không hợp lệ theo quy định của Bộ luật TTHS.
Luật sư của Vietinbank đối đáp với quan điểm của luật sư bảo vệ quyền lợi của SBBS cho rằng, SBBS đã “mắc bẫy lãi suất” của Huyền Như, các nhân viên của SBBS đã “vô trách nhiệm” với SBBS. Đồng thời luật sư này cũng đưa ra quan điểm về việc các nhân viên ACB đã “phó thác” thẻ tiết kiệm của ACB cho Huyền Như.
Cũng như các luật sư khác bảo vệ quyền lợi cho Vietinbank, luật sư Nguyễn Thị Bắc trích dẫn nhiều điều luật của Luật TTHS và cho rằng việc VKS đề nghị “hủy một phần bản án” là trái quy định.
Phần cuối của phiên sáng nay, luật sư Phan Trung Hoài bảo vệ quyền lợi cho Hoàng Hương Giang và Võ Anh Tuấn cho rằng “đã có lỗ hổng trong quy định pháp lý”.
(1) Đối với bị cáo Võ Anh Tuấn: bản án sơ thẩm đã không giải thích được vì sao buộc bị cáo Võ Anh Tuấn là đồng phạm của Huyền Như mà Như lại làm giả chữ ký của Tuấn trong các hồ sơ.
Thêm vào đó, trong án sơ thẩm, HĐXX đã xem xét đến tình tiết giảm nhẹ cho Phạm Anh Tuấn, nhưng không thể xem tình tiết giảm nhẹ với Võ Anh Tuấn.
Vì vậy, luật sư đề nghị HĐXX cân nhắc lại cho Võ Anh Tuấn. Bản án sơ thẩm đã không xem xét các tình tiết giảm nhẹ cho Võ Anh Tuấn.
(2) Đối với Hoàng Hương Giang, theo luật sư quan điểm của VKS chỉ đưa ra “giữ nguyên quan điểm giống bị cáo Vũ Nguyễn Xuân Tiên” mà không phân tích kỹ. Luật sư cho rằng hành vi, sự kiện của Hoàng Hương Giang vi khác bị cáo Tiên.
Cuối buổi sáng, luật sư bảo vệ quyền lợi của bị cáo Đoàn Lê Du đối đáp rằng, các hành vi của Du chưa đủ cấu thành tội. Du phạm tội vô ý, vì vậy Luật sư đề nghị HĐXX hủy toàn bộ bản án để điều tra xét xử lại.Luật sư cũng nêu rõ quan điểm “hủy một phần bản án là chưa chính xác.”
Thanh Giang