Lý giải hiện tượng "lệch pha” tỷ giá
Tỷ giá trung tâm do NHNN công bố hàng ngày là cơ sở để các TCTD xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán, tuy nhiên, trong gần 1 tháng áp dụng cơ chế tỷ giá mới, tỷ giá trung tâm lại thường xuyên diễn biến ngược chiều với tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại.
- 26-01-2016Tỷ giá ngân hàng tiếp tục "rơi tự do"
- 26-01-2016Tỷ giá trung tâm ngày 26/1 giảm mạnh 12 đồng
- 25-01-2016Đầu tuần, tỷ giá trung tâm tăng nhẹ lên 21.910 đồng
- 22-01-2016VEPR kỳ vọng tỷ giá năm nay sẽ không chứng kiến những cú sốc lớn như năm trước
- 22-01-2016Tỷ giá trung tâm và giá USD ngân hàng cùng giảm
-
Biến số lạm phát trong nước luôn cần được dự đoán, phân tích khi muốn biết đường hướng của chính sách tiền tệ và lãi suất ở Việt Nam
-
Một khi đã đạt đến các ngưỡng an toàn và các cân nhắc vĩ mô tổng thể thì việc mua hay bán cần thiết phải dừng lại hoặc đảo chiều một cách cũng linh hoạt, thông qua điều chỉnh tỷ giá mua, bán tương ứng.
Hiện tượng “lệch pha”
Tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tính toán và công bố với mục đích để định hướng thị trường đã chính thức được thực hiện 3 tuần nay. Đúng như tuyên bố của NHNN, tỷ giá trung tâm đã diễn ra một cách linh hoạt: có tăng, giảm và đứng yên, không thể hiện một xu hướng rõ rệt nào để có thể đầu cơ.
Chưa dừng lại ở đây, tỷ giá trung tâm còn thường xuyên diễn biến ngược chiều với tỷ giá giao dịch tại các ngân hàng thương mại (tỷ giá trung tâm công bố đầu ngày làm việc tăng trong khi tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng thương mại lại giảm, hoặc đứng yên, và ngược lại).
Đây có thể xem là một nghịch lý. Bởi về nguyên tắc, tỷ giá trung tâm được NHNN tính toán dựa trên 3 căn cứ gồm tỷ giá liên ngân hàng ngày liền trước, biến động tỷ giá của rổ 8 đồng tiền, và các cân đối tiền tệ vĩ mô, định hướng chính sách tiền tệ của NHNN, nên tỷ giá trung tâm mang tính thị trường nhiều hơn, linh hoạt hơn, nên lẽ ra sẽ phải là cơ sở phù hợp và vững chắc để các ngân hàng thương mại xác định tỷ giá niêm yết mua vào bán ra hàng ngày (nhưng không được vượt quá khuôn khổ biến động +/-3% xung quanh tỷ giá trung tâm).
Một trong những lý giải cho sự ngược hướng của tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng với tỷ giá trung tâm là do các ngân hàng và cả khách hàng trước đây găm giữ USD nay buộc phải tìm cách “nhả” số USD này ra khi họ thấy không còn cơ hội đầu cơ kiếm lời do tỷ giá trung tâm biến động bất thường, không có xu hướng rõ rệt nào cả. Trong đó, đối với ngân hàng thương mại còn có thêm một vật cản cho việc đầu cơ, đó là không được phép vượt quy định về trạng thái ngoại tệ.
Theo quan sát, thời điểm của sự “nhả” ra này (làm cho cung USD tăng lên, gây áp lực giảm tỷ giá) là bất định, không nhất thiết trùng lặp với thời điểm NHNN điều chỉnh tăng tỷ giá trung tâm. Do đó, thị trường đã chứng kiến những ngày có sự tăng giảm ngược chiều nhau của 2 loại tỷ giá này.
Tuy nhiên, lý giải này vẫn không thể giải thích được thực tế nhiều ngày tỷ giá trung tâm đi xuống mà tỷ giá niêm yết của ngân hàng thương mại lại quay đầu tăng lên. Điều này cũng không loại trừ khả năng có trường hợp quay trở lại đầu cơ, găm giữ USD, bất chấp thông điệp của NHNN khi để tỷ giá trung tâm biến động bất định, chống nạn đầu cơ ngoại tệ.
Tâm lý đầu cơ vẫn còn
Cũng phải nhìn nhận rõ, nếu đầu cơ trong ngắn hạn, nhà đầu cơ sẽ rất rủi ro khi mua hôm nay với tỷ giá cao nhưng ngày mai muốn bán thì tỷ giá lại thấp.
Nhưng nếu nhà đầu cơ dự đoán đúng rằng tỷ giá tất yếu sẽ phải tăng lên đáng kể, ví dụ 1%, trong kỳ hạn dài hơn, thì họ vẫn đầu cơ và vẫn có lãi. Cho dù NHNN có công bố tỷ giá trung tâm biến động thất thường hàng ngày thì mức biến động này cũng chỉ rất nhỏ (vài đồng đến vài chục đồng như 3 tuần vừa qua), chưa đủ để dập tắt kỳ vọng của giới đầu cơ.
Giả sử, để dập tắt thành công kỳ vọng tỷ giá tăng lên của giới đầu cơ thì NHNN ngày nào cũng giảm tỷ giá và phải giảm đủ lớn, nếu không người đầu cơ vẫn thắng khi nhảy ra bán đúng vào ngày NHNN không giảm tỷ giá nữa, hoặc giảm tỷ giá không đáng kể (chưa giảm đủ 1%) tính trong suốt cả thời kỳ NHNN bắt đầu chống đầu cơ. Tuy nhiên việc này xem là không thể, vì thế, có thể đây là một phần của lý do cho việc tỷ giá vẫn tăng lại.
Ngoài ra, cấu thành thứ ba trong việc tính toán tỷ giá trung tâm của NHNN – các cân đối vĩ mô tiền tệ và định hướng chính sách tiền tệ của NHNN – xem ra không mang nhiều tính thị trường, vì thường đã nói đến định hướng có nghĩa là ít nhiều có mang yếu tố chủ quan, áp đặt ý chí trong đó.
Do vậy, sự vận động ngược chiều nhau của tỷ giá trung tâm và tỷ giá niêm yết tại ngân hàng thương mại sẽ ít nhiều mang yếu tố chủ quan, giảm tín hiệu thị trường của tỷ giá trung tâm này.
Tóm lại, cho dù hiện nay tỷ giá trung tâm được tính toán cẩn trọng theo một công thức nào đó, dựa trên những yếu tố thị trường thì thị trường vẫn có cái lý của nó và tỷ giá thị trường có thể sẽ tiếp tục vận động trái chiều với tỷ giá trung tâm.
Đối với NHNN, tỷ giá trung tâm vẫn là công cụ không thể thiếu, không chỉ để góp phần đẩy lùi đầu cơ ngoại tệ, mà còn để kiểm soát tỷ giá giao dịch thực tế trên thị trường, không được vượt quá mức mà NHNN thấy là hợp lý (không vượt quá biên độ +/-3% quanh tỷ giá trung tâm).