MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhà băng dồn sức tài trợ thương mại

16-01-2014 - 13:19 PM | Tài chính - ngân hàng

Trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, tài trợ thương mại được xác định là kênh quan trọng giúp các ngân hàng cán đích chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới chưa chấm dứt nhưng Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 15,4% trong năm 2013, vượt xa mức dự báo và chỉ tiêu Quốc hội giao. Một trong những yếu tố góp phần làm nên thành tích này là sự gia tăng đáng kể nghiệp vụ tài trợ thương mại của các ngân hàng.

Nội, ngoại cùng cạnh tranh

Nhiều năm trước đây, hoạt động tài trợ thương mại là thế mạnh của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam do họ có lợi thế về hệ thống chi nhánh ở nhiều quốc gia, công nghệ cao, tiềm lực tài chính mạnh… Nhiều ngân hàng đã có kinh nghiệm tài trợ thương mại hàng trăm năm như ANZ dễ dàng tìm kiếm khách hàng là các doanh nghiệp Việt Nam có hợp đồng lớn với đối tác ngoại. Định hướng tài trợ thương mại khi đó cũng được đặt ra trong chiến lược phát triển của các ngân hàng thương mại quốc doanh để hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Đến nay, nghiệp vụ tài trợ tương mại không còn dừng ở các ngân hàng định hướng xuất khẩu mà không ngừng được mở rộng tại các ngân hàng thương mại có uy tín khác. Đặc biệt trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, tài trợ thương mại được xác định là kênh quan trọng giúp các ngân hàng cán đích chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Một trong những ngân hàng thương mại nội địa tiêu biểu đã thành công trong phát triển dịch vụ tài trợ thương mại là Techcombank, với 4 năm liên tiếp đạt giải thưởng Tài trợ thương mại của nhiều tổ chức quốc tế uy tín. Các dịch vụ tài trợ thương mại rất đa dạng như: bao thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ quản lý dòng tiền, tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán thuế xuất nhập khẩu… Từ giữa năm 2012, Techcombank đã liên tục tung ra các sản phẩm mới như thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán ngay (UPAS L/C), bao thanh toán nội địa và xuất khẩu, chiết khấu L/C có truy đòi, xác nhận L/C…

Hiểu rõ nhu cầu DN để đáp ứng

Trong lúc các ngân hàng đều nhằm tới tiềm năng của khối DN XNK thì lợi thế cạnh tranh không chỉ là danh mục sản phẩm phong phú đa dạng mà thiết yếu nhất là sản phẩm đó đáp ứng đúng nhu cầu DN. Techcombank không dừng ở các sản phẩm tài trợ thương mại sẵn có mà thiết kế các gói sản phẩm tài trợ chuyên biệt phù hợp với đặc điểm riêng của từng nhóm khách hàng doanh nghiệp, hỗ trợ khách hàng tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi thế cạnh tranh tối đa trong kinh doanh.

Ví dụ với dịch vụ UPAS L/C do ngân hàng phát hành theo đề nghị của khách hàng, người thụ hưởng có thể xuất trình chứng từ để nhận được ngay tiền từ ngân hàng tài trợ trên cơ sở có sự chấp nhận của Techcombank và khách hàng. Dịch vụ này giúp cho những nhà nhập khẩu vừa tiếp cận được với nguồn vốn ngoại tệ từ ngân hàng tài trợ của Techcombank, vừa được hưởng giá tốt do nhận được tiền ngay từ ngân hàng chiết khấu và được Techcombank tài trợ vốn ngoại tệ lãi suất thấp dưới hình thức L/C trả chậm thay vì phải trả lãi suất cao để vay VNĐ.

Hay như sản phẩm F@st Customs được DN khách hàng đón nhận rất tích cực vì cho phép xác minh hóa đơn thuế hải quan thông qua hệ thống ngân hàng và gửi thanh toán thuế thông qua hệ thống ngân hàng trực tuyến của Techcombank trực tiếp tới Tổng cục Thuế. Ông Trịnh Quốc Anh, đại diện Coca Cola cho biết, dịch vụ này cho phép doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian và thanh toán thuế từ cảng, góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tìm hiểu đúng nhu cầu của DN để đáp ứng bằng giải pháp hiện đại và hiệu quả, dịch vụ tài trợ thương mại của Techcombank đã được nhiều DN khách hàng tín nhiệm. Điều này thể hiện rõ rệt ở tổng giá trị và khối lượng giao dịch thương mại quốc tế tăng trưởng mạnh của Techcombank trong thời gian gần đây.

Bích Ngân

hangnt

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên