MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TS Lê Xuân Nghĩa: Kích tín dụng không chỉ từ phía ngân hàng

14-08-2014 - 11:17 AM | Tài chính - ngân hàng

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng để kích tín dụng đôi khi không cần phải là giải pháp từ phía ngân hàng. Chính phủ cần tiếp tục miễn giảm thuế một đợt nữa, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư...

TS. Lê Xuân Nghĩa – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia nói:

Theo quan điểm của tôi, hàm ý của Thủ tướng là đẩy tín dụng ra mới là quan trọng chứ không cần phải có những con số tín dụng đẹp dồn vào những tháng cuối năm. Vấn đề quan trọng bây giờ là các ngân hàng cho vay ra một cách thực chất.

Tôi cho rằng, để kích tín dụng đôi khi không cần phải là giải pháp từ phía ngân hàng mà vẫn có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, tiếp tục miễn giảm thuế một đợt nữa, khuyến khíchdoanh nghiệp đầu tư, cắt bớt một nửa thời gian khai thuế, thuế quan, làm cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí họ cũng thấy phấn chấn hơn trong kế hoạch mở rộng kinh doanh. Sắp tới cắt bớt nửa thủ tục liên quan đến bất động sảnnhư cấp phép xây dựng…

Cùng với giải pháp trên phối hợp với các chương trình tín dụng khác từ phía ngân hàng như đẩy mạnh cho vay nông nghiệp nông thôn, cho vay đóng tàu vỏ thép, nới lỏng điều kiện cho vay gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng… sẽ thúc đẩy tăng trưởng tín dụnghiệu quả.

Trước đây, các ngân hàng thương mại chỉ dựa vào tài sản đảm bảo là bất động sản để phòng ngừa rủi ro. Bây giờ, để cải thiện tình hình này, cán bộ tín dụng phải gần với doanh nghiệp hơn để có những giải pháp hỗ trợ kịp thời.

Tôi lấy ví dụ, một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn bình thường, nhưng lại đang có nợ xấu tại ngân hàng này do buôn bán bất động sản. Hiện thị trường ảm đạm chưa bán được nên khoản vay trở thành nợ xấu. Với những trường hợp như vậy, sau khi xem xét ngân hàng có thể khoanh khoản nợ bất động sảnlại rồi cho vay mới để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Sau đó ngân hàng phải giám sát chặt chẽ với khách hàng này, kiểm soát dòng vốn đến đúng địa chỉ, mục tiêu sản xuất kinh doanh. Yêu cầu cần thiết nữa là toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải phản ánh trên tài khoản ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng phải nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng. Nếu không có nghiệp vụ tốt, các cán bộ tín dụng sẽ tạo kẽ hở để doanh nghiệp “qua mặt”. Song để làm điều này vấn đề mấu chốt là doanh nghiệp phải minh bạch, trung thực. Có như vậy ngân hàng với doanh nghiệp mới hiểu, hợp tác chặt chẽ với nhau được. Tôi nghĩ đây là con đường duy nhất để ngân hàng – doanh nghiệp cùng tồn tại.

>>> Đến cuối tháng 7, tín dụng mới tăng 3,68%

hangnt

Theo Thời báo ngân hàng

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên