MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vụ “đại án” Huyền Như: Ai là nạn nhân?

05-01-2014 - 08:11 AM | Tài chính - ngân hàng

Số tiền trong vụ “đại án” Huyền Như quá lớn; tuy nhiên đến nay, số tài sản thu giữ, kê biên được của các bị can chỉ gồm: Các loại tài sản trị giá hơn 624 tỉ đồng, gần 157.000 euro, hơn 4.600USD…

Ngày 3.1, theo TAND TPHCM, vụ “đại án” Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Phó phòng quản lý rủi ro, quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank, chi nhánh TPHCM) cùng 22 đồng bọn lừa đảo gần 4.000 tỉ đồng sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 6.1. Phiên tòa dự kiến kéo dài 20 ngày. Dư luận đang đặc biệt quan tâm đến “Ai là nạn nhân trong vụ lừa khủng này?”.

Lừa đảo từ khi bất động sản… bất động!

Theo bản cáo trạng của VKSND Tối cao, ủy quyền cho Viện KSND TPHCM thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm tại phiên tòa, từ đầu năm 2007, Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978) lúc đó là cán bộ tín dụng VietinBank, chi nhánh TPHCM đã đứng ra vay cá nhân hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và nhiều cá nhân với lãi suất cao nhằm mang tiền đi kinh doanh đầu tư vào bất động sản.

Là một phụ nữ sinh ra và lớn lên ở tỉnh Tiền Giang, thời điểm năm 2007, Như mới 29 tuổi nhưng đã “bạo gan” và có thể nói là “liều lĩnh” mang hàng trăm tỉ đồng đi vay mượn lãi suất cao để mua đất đai khắp nơi như TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam và An Giang.

Đến năm 2010, bất động sản bắt đầu rơi vào tình trạng “bất động”, dẫn đến lãi suất 200 tỉ đồng Huyền Như vay mượn đã “đẻ” ra con số lãi “khủng”. Cũng lúc này, Huyền Như nắm giữ chức vụ quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của VietinBank, chi nhánh TPHCM, với thẩm quyền được phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp theo quyết định của chủ tài khoản với mức 50 tỉ đồng/lệnh - “hành trình” lừa đảo bắt đầu xảy ra từ đây.

Từ tháng 3.2010-9.2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã giả danh VietinBank, chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM để huy động tiền nhằm thực hiện hành vi lừa đảo. Như ra đường Phạm Hồng Thái, gần công viên 23.9, quận 1 thuê một người đàn ông khắc 8 con dấu giả mạo mang tên các đơn vị gồm VietinBank, chi nhánh Nhà Bè, Cty Phúc Vinh, Thịnh Phát, Hưng Yên, An Lộc, Đức Minh Quang, Bảo hiểm Toàn cầu, Saigonbank-Berjaya. Cáo trạng quy buộc, Huyền Như làm giả tài liệu của VietinBank và nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa 9 Cty và 3 ngân hàng, cùng 3 cá nhân với số tiền hơn 4.911 tỉ đồng.

Cho đến thời điểm vụ án bị phát hiện và Cơ quan CSĐT - Bộ Công an khởi tố vụ án (ngày 28.9.2011) thì số tiền Huyền Như còn chiếm đoạt là 3.986.254.481.860 đồng (gần 4.000 tỉ đồng).

Hơn 3.000 tỉ đồng đi đâu và câu hỏi lớn nạn nhân là ai?

23 bị can bị Viện KSND TPHCM truy tố trong vụ “đại án” lừa đảo chiếm đoạt tài sản này gồm: Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền Trưởng phòng giao dịch Điện iên Phủ, VietinBank) với 2 tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ văn phòng VietinBank TPHCM) bị truy tố về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cùng 21 đối tượng liên quan trực tiếp khác trong vụ “đại án” này, trong đó có 13 đối tượng là trưởng, phó phòng, cán bộ, nhân viên Phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng, Phòng giao dịch Võ Văn Tần, chi nhánh Nhà Bè (thuộc VietinBank TPHCM). Tổng cộng, 23 đối tượng bị truy tố ra tòa xét xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “cho vay nặng lãi”, “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Số tiền trong vụ “đại án” Huyền Như và đồng bọn chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng là quá lớn; tuy nhiên đến nay, số tài sản thu giữ, kê biên được của các bị can chỉ gồm: Các loại tài sản trị giá hơn 624 tỉ đồng, gần 157.000 euro, hơn 4.600USD…

Tổng cộng, chưa đến 1.000 tỉ đồng! Một vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm trong vụ “đại án” này: “Ai là nạn nhân của Huyền Như?”; bởi một số ngân hàng khác và Cty đã ký hợp đồng gửi tiền vào VietinBank - chi nhánh TPHCM bằng hợp đồng thật, con dấu thật, hoàn toàn hợp pháp, chứ không phải gửi tiền cho Huyền Như.

Những khách hàng này không hề ký hợp đồng gửi tiền cho Huyền Như. Như vậy, vấn đề cần xác định rõ là những khách hàng gửi tiền vào VietinBank hợp pháp có phải là bị hại trong vụ án Huyền Như “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”?


Theo Phùng Bắc

hangnt

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên