MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3 sự kiện định hình thế giới ngày nay

14-06-2014 - 08:55 AM | Tài chính quốc tế

Nếu như có một bài học được rút ra từ 100 năm qua, bài học là các quốc gia trên thế giới phải hợp tác với nhau.

Năm 2014, thế giới kỷ niệm 100 năm kể từ khi thế giới chiến tranh thứ nhất bắt đầu, 70 năm ngày D-Day (ngày quân Đồng minh bắt đầu chiến dịch đổ bộ lên bãi biển Normandy - 6/6/1944) và 25 năm ngày Liên Xô tan rã cũng như sự kiện Thiên An Môn. Cách đây 100 năm, trật tự mỏng manh của châu Âu tan rã. Cách đây 70 năm, châu Âu lại trở thành một thể thống nhất và tự do, trong khi Trung Quốc chọn kinh tế thị trường và nhà nước liên bang. 

Năm 1913, Tây Âu là trung tâm kinh tế chính trị của thế giới. Khu vực này đóng góp tới 1/3 sản lượng kinh tế thế giới (kể cả khi được đo lường bằng ngang giá sức mua). Trực tiếp và gián tiếp, các đế chế châu Âu kiểm soát phần lớn thế giới. Các doanh nghiệp châu Âu thống trị hoạt động thương mại và tài chính trên toàn cầu. Mặc dù Mỹ là nền kinh tế quốc gia hợp nhất lớn nhất, Mỹ vẫn nằm ở “rìa” của thế giới. 

Chính sự cạnh tranh giữa các cường quốc ở châu Âu đã phá vỡ trật tự này. Thế chiến thứ nhất dẫn đến những cuộc cách mạng ở Nga. Quyền lực dịch chuyển qua bờ Đại Tây Dương, đến nước Mỹ. Lòng tự tin của châu Âu bị phá hủy. 

Sau đó, Đại suy thoái, Phát xít và thế chiến thứ hai đã hoàn tất những gì mà thế chiến thứ nhất "chưa làm được". Khi sự kiện D-Day diễn ra, kinh tế thế giới hoàn toàn bị chia rẽ, châu Âu "kiệt sức" và thảm họa Holocaust tàn sát người Do Thái đã diễn ra. 

Sự kiện quân đồng minh đổ bộ lên bãi biển Normandy, Pháp mở màn cho cuộc tổng phản công của quân Đồng minh trên các mặt trận, là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thất bại của chủ nghĩa phát xít và tiến tới kết thúc cuộc đại chiến thế giới thứ II (6/6/1944). Một Tây Âu tự do và dân chủ nổi lên dưới sự bảo vệ của Mỹ. Mặc dù sự phân chia của châu Âu trong thời kỳ hậu chiến là không thể tránh khỏi, đây vẫn là một bi kịch: Mỹ không chống lại Liên Xô ngay sau khi là đồng minh với nhau, nhưng giờ đây Mỹ bảo vệ sự tự do của Tây Âu thông qua Nato. Mỹ cũng tái hợp nhất châu Âu thông qua kế hoạch Marshall, tổ chức Hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC - tiền thân của OECD) và Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT - tiền thân của WTO). 

Trong khi đó, sự ra đời của Cộng đồng than thép châu Âu với 6 thành viên năm 1951 đã dẫn tới liên minh châu Âu với 28 thành viên ngày nay.

Một trong những "thành quả" mà sự trỗi dậy của Mỹ và sự sụp đổ của châu Âu mang lại là chấm dứt thời đại của những đế chế hùng mạnh. Lo sợ sau khi chúng kiến Đại suy thoái và bị ấn tượng mạnh bởi thành công của Liên Xô, hầu hết các nước mới giành được độc lập chọn cách theo đuổi công nghiệp hóa nhằm thay thế nhập khẩu. Trung Quốc đặc biệt hào hứng với ý tưởng tự cung tự cấp. Ấn Độ cũng thực hiện quốc hữu hóa và đi theo mô hình kinh tế kế hoạch. Hầu hết các nước đang phát triển ở Mỹ Latinh cũng làm như vậy.

1989 không chỉ là năm chấm dứt thế giới bị phân chia sau năm 1945. Đây là năm chiến tranh lạnh chấm dứt, kết thúc thời kỳ châu Âu bị chia đôi, dẫn đến Liên Xô tan rã. Đặng Tiểu Bình đã đặt Trung Quốc vào con đường cải cách và mở cửa từ năm 1978, nhưng Trung Quốc cho tới nay vẫn đi theo con đường riêng không giống ai. Đà phát triển của kinh tế Trung Quốc giành được nhiều sự chú ý bởi những thách thức trong việc đưa một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu sang vị thế thu nhập trung bình khác xa so với thách thức khi tạo lập một nền kinh tế có thu nhập cao.

Đặc điểm nổi bật nhất của 25 năm đầu thế kỷ 20 là toàn cầu hóa. Được dẫn dắt bởi kinh tế thị trường và cách mạng số hóa, con người đã tạo nên nền kinh tế toàn cầu có tính liên kết cao hơn so với năm 1913 (ngoại trừ hiện tượng số người di cư giảm xuống). Thêm vào đó, toàn cầu hóa được "bảo hộ" bởi các định chế toàn cầu, bao gồm cả định chế công (như IMF, WTO và EU) và định chế tư (các công ty đa quốc gia). 

Thời kỳ này cũng có thể được coi là "thời đại của các thành tựu", đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo và sự vươn lên đáng ngạc nhiên của Trung Quốc và Ấn Độ. Các quốc gia châu Âu cũng thực hiện cải tổ.

Thế giới ngày nay

Thế giới luôn vận động theo một vòng tròn mà chu kỳ của nó luôn đi kèm với những thay đổi lớn. Những áp lực tương tự lại xuất hiện, lịch sử không lặp lại y hệt mà có những biến tấu. 

Một nghiên cứu mới của McKinsey đã chỉ ra rằng các cuộc đại suy thoái đều gây tổn hại cho toàn cầu hóa. Bị ảnh hưởng bởi sự sụp đổ mang tính dây chuyền của ngành tài chính, dòng chảy thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng giảm mạnh trong mối tương quan với sản lượng kinh tế thế giới. 

Thương mại phát triển mạnh mẽ hơn so với tài chính, nhưng đà tăng trưởng cũng bị chững lại trong thời kỳ 2005 - 2012. Cho đến nay vẫn chưa thể xác định toàn cầu hóa bị ảnh hưởng đến mức độ nào. Tuy nhiên, nhìn vào những tổn hại mà khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra và những lo ngại về cách thức hoạt động của nền kinh tế toàn cầu (đặc biệt là trong cách phân phối lợi nhuận), thế giới có thể gánh chịu những hậu quả tồi tệ hơn trước. 

Một vấn đề đặc biệt quan trọng là những căng thẳng chính trị. Nền kinh tế hội nhập trong khi chính trị bị phân hóa vẫn luôn là gót chân Achilles của kinh tế toàn cầu trong bất kỳ thời kỳ nào. Ngày nay, Nga đang muốn khẳng định bản thân trong khi Trung Quốc có nhiều hành động gây hấn. Vũ khí hạt nhân giúp giảm thiểu những xung đột quân sự trực tiếp, nhưng không thể xóa bỏ hoàn toàn và nếu được sử dụng sẽ tạo nên hậu quả khủng khiếp.

Nếu như có một bài học được rút ra từ 100 năm qua, bài học là các quốc gia trên thế giới phải hợp tác với nhau. Loài người đã trải qua đỉnh điểm của cả hai khía cạnh hợp tác và xung đột. 100 năm lịch sử tiếp theo cũng sẽ được hình thành từ cách thức mà chúng ta tiếp cận những vấn đề tương tự. 


Thu Hương

huongnt

FT

Trở lên trên