Ả Rập Saudi lập quỹ đầu tư đủ sức mua Apple, Google, Microsoft
Ả Rập Saudi dường như đang chuẩn bị kết thúc kỷ nguyên dầu mỏ của mình bằng cách tạo ra quỹ đầu tư “lớn nhất thế giới” trị giá 2.000 tỉ USD.
- 01-04-2016Ả Rập Saudi “xôi hỏng bỏng không”
- 29-12-2015Thâm hụt ngân sách kỷ lục, Ả Rập Saudi tăng 50% giá xăng
- 17-06-2015Bị "ăn bớt" tài sản, hoàng tử Ả Rập Saudi kiện Forbes
- 06-06-2013Nguy cơ của Ảrập Saudi
- 05-12-2011Người dân Ả Rập Saudi chi 3,75 tỷ USD cho vàng trong năm nay
Với tình hình giá dầu thô giảm mạnh trên toàn thế giới, cường quốc dầu mỏ Ả Rập Saudi đang có kế hoạch giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Bước đầu tiên trong kế hoạch là việc hoàng gia Ả Rập Saudi bán bớt cổ phần trong công ty mẹ Aramco, sau đó sẽ chuyển đổi "gã khổng lồ" dầu khí này thành một tập đoàn công nghiệp.
Theo Hoàng tử Mohammed bin Salman, việc bán cổ phần Aramco có thể bắt đầu ngay trong năm 2017 và cũng là thời điểm khởi đầu cho những sáng kiến đầu tư công.
Quỹ đầu tư công (PIF) do Hoàng tử Mohammed bin Salman, Bộ trưởng Quốc phòng và là người người kế vị thứ hai của hoàng gia Ả Rập Saudi sáng lập.
Nếu tất cả mọi thứ theo đúng kế hoạch, quỹ PIF sẽ có thể đủ lớn để mua cả gã khổng lồ của thế giới gồm: Apple, công ty mẹ Google Alphabet, Tập đoàn Microsoft và Berkshire Hathaway.
“Những gì phải làm bây giờ là đa dạng hóa đầu tư. Trong vòng 20 năm tới, Ả Rập Saudi sẽ trở thành nền kinh tế không còn phụ thuộc vào dầu mỏ” - vị hoàng tử 30 tuổi nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn ở thủ đô Riyadh.
Mặc dù tỉ lệ đầu tư nước ngoài của quỹ hiện chỉ ở mức 5%, PIF có kế hoạch tăng tỉ lệ này lên đến 50% vào năm 2020.
Liên quan đến đối sách của Ả Rập Saudi đối với lượng dầu mỏ, Hoàng tử Mohammed bin Salman nói rằng Ả Rập Saudi sẽ chỉ “đóng băng” lượng dầu mỏ bán ra của mình nếu các nước khác như Iran hành động tương tự.
Vào ngày 17-4 sắp tới, một cuộc hội nghị giữa các nhà sản xuất dầu lớn do Nga và Ả Rập Saudi tổ chức sẽ diễn ra tại Doha. Hội nghị sẽ thảo luận về các biện pháp bình ổn giá, trong đó có một đề nghị “đóng băng” mức sản lượng dầu.
Hội nghị sắp tới tại Doha theo sau cuộc đàm phán vào tháng 2 giữa các nước Qatar, Nga, Ả Rập Saudi và Venezuela, nơi lần đầu tiên việc đóng băng mức sản lượng được mang ra tranh luận.
Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh