Ai thắng, ai thua trong vụ Volkswagen?
Volkswagen - biểu tượng của sức mạnh kinh tế Đức vừa phải trải qua một tuần quay cuồng. Trong khi hãng này còn trăm mối tơ vò phải giải quyết thì anh bạn Toyota lại đang xoa tay hài lòng.
- 29-09-2015Bài học Volkswagen về cái giá của sự trung thực
- 29-09-2015Xử lý khủng hoảng của Volkswagen: 4 nhiệm vụ cho tân CEO Mueller
- 28-09-2015Vì sao Volkswagen khó lòng "hồi sinh" sau bê bối?
THẮNG
Toyota
Các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, nhất là Toyota có lẽ đang mỉm cười trước vụ tai ương này. Trong khi cổ phiếu của các công ty ô tô toàn cầu đều đang lao đao trong tuần qua thì cổ phiếu Toyota vẫn diễn biến khá tích cực, chỉ giảm khoảng 1,9%, so với mức giảm 4% của Ford và 25% của Porsche.
Sung Yop Chung, chuyên gia phân tích tại Daiwa Capital Markets nhận định, VW có lợi thế so sánh tại các thị trường mới nổi. Nếu vụ bê bối lan rộng ra toàn cầu, các hãng xe hơi Hàn Quốc như sẽ giống như "gió thổi thuyền trôi".
Ngành xe ô tô điện
Các nhà phân tích cho rằng, vụ VW có thể kích cầu ô tô điện. Trong dài hạn, nhiều người sẽ sử dụng xe ô tô điện không chỉ bởi vì đó là nguồn năng lượng sạch mà vì công nghệ thay đổi. Giám đốc điều hành hãng sản xuất xe điện Tesla Motors đánh giá Đức là thị trường quan trọng thứ hai của công ty, sau Mỹ.
Cơ quan bảo vệ môi trường
Trong vụ này, cơ quan Mỹ nổi lên như một vị anh hùng đấu tranh cho công lý với phát hiện thiết bị điều chỉnh kết quả máy đo động cơ diesel. Các quốc gia khác cũng đang đẩy mạnh hoạt động kiểm tra như Hàn Quốc, Mexico.
THUA
Volkswagen
Tất nhiên, kẻ đau nhất không ai khác ngoài Volkswagen (VW).
Về tài chính, công ty này phải trích ra 7,3 tỷ USD từ ngân sách quý III cho các chi phí phát sinh trong vụ bê bối. Tổng các khoản phạt dự kiến lên tới 18 tỷ USD trong khi gần 17 tỷ USD vốn hóa đã bốc hơi chỉ trong 1 ngày. Đến cuối tuần trước, cổ phiếu VW tăng nhẹ tuy vẫn thấp hơn thời điểm ngay trước khi vụ bê bối xảy ra là 24%.
Đối với cá nhân, hôm thứ 4, CEO Martin Winterkorn đã tuyên bố từ chức. Ông cho rằng công ty cần có một khởi đầu mới mẻ và đó là lý do vì sao ông ra đi.
Về giá trị thương hiệu, nhà tư vấn truyền thông marketing – Marianne Griebler chia sẻ trên LinkedIn: “Đó là cú ngã không mấy dễ chịu cho Volkswagen. Định vị thương hiệu chỉ bằng một câu chuyện hay là chưa đủ mà khách hàng cần nhìn thấy thực tế. Vụ bê bối không những không tạo được tiếng vang mà còn phá hủy cả một thương hiệu.”
Năm ngoái, VW được xếp vào dòng xe hơi của Đức được yêu thích, vượt qua cả Toyota vốn là nhà cung cấp xe hơi lớn nhất thế giới.
Ngành công nghiệp ô tô Đức
Vụ bê bối đã kéo cả ngành công nghiệp ô tô Đức xuống bùn đen. Cổ phiếu BMW rớt hơn 5% sau khi báo Đức đưa tin động cơ diesel trên thực tế vượt quá quy định của pháp luật. Ngay sau đó, BMW tuyên bố họ không có hành vi thao túng, gian lận kiểm tra chất thải. Hãng xe hơi nổi tiếng của Đức – Bosch cũng nhanh chóng thực hiện bài kiểm tra chất thải để chứng minh.
Tờ nhật báo Đức vừa qua có viết, vụ bê bối là thảm họa cho toàn bộ ngành công nghiệp Đức vốn được xây dựng nên bởi lòng tin khách hàng và chất lượng cao.
Nền kinh tế Đức
Sống sót qua khủng hoảng nợ công Hy Lạp hơn nữa còn tăng trưởng mạnh mẽ trong khi nền kinh tế Trung Quốc xuống dốc, thật không may một cuồng phong ngay nội tại lại tiếp tục đến với nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Volkswagen là nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước Đức. Họ cung cấp việc làm cho hơn 270.000 người lao động. Như vậy, bê bối của Volkswagen sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế Đức. Bên cạnh đó bê bối này liên lụy đến rất nhiều bên.
Platinum
Lo lắng người tiêu dùng sẽ quay lưng lại với dòng xe sử dụng dầu diesel khiến cho cầu Platinum (nguyên liệu được sử dụng chính trong bộ trung hòa khí thải) giảm mạnh. Theo số liệu từ Reuter, giá Platinum đã giảm xuống mức thấp nhất 6 năm.