MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cả cuộc đời làm lụng kiếm tiền của bạn tóm gọn trong tấm hình này

18-01-2016 - 23:54 PM | Tài chính quốc tế

Bạn có bao giờ nghĩ tới tình hình tài chính của bản thân sau khi nghỉ hưu?

Các nhà phân tích tại Ngân hàng đầu tư RBC Capital Market chia cuộc đời của chúng ta thành 6 giai đoạn khác nhau, theo tuổi tác.

Thông qua báo cáo về xu hướng dân số toàn cầu, Jay Govender, một nhà phân tích thấy được các mốc lớn trong đời như kết hôn hay nghỉ hưu ảnh hưởng rất nhiều tới vấn đề tài chính của mỗi người. Qua đó chia ra 6 giai đoạn với các thay đổi lớn về việc làm lụng, kiếm tiền, và dành dụm của bạn.

- Bạn sinh ra, trong suốt quãng thời gian là một đứa trẻ, bạn chỉ tiêu tiền.

- Bạn trường thành và nhận được 1 công việc, bạn có thu nhập, bạn muốn tiết kiệm nhưng lúc này bạn cũng cần chi tiêu nhiều hơn, các khoản nợ xuất hiện.

- Lập gia đình và sinh con, bạn kiếm được ít tiền hơn, nhiều thứ phải chi hơn, số tiền tiết kiệm vơi dần và các khoản nợ ngày càng lớn hơn.

- Khi đã lớn tuổi, sự nghiệp lúc này đã ở độ chín và mang lại thu nhập tốt, các khoản nợ dần được giải quyết, tiếp kiệm nhiều hơn cho tuổi già.

- Nghỉ hưu là lúc bạn các vấn đề tài chính đã không còn nhiều quan trọng, bạn sống nhờ các khoản hưu trí, giải quyết hết nợ nần và chi tiêu vừa đủ.

- Khi bạn qua đời, hy vọng rằng bạn không để lại khoản nợ nào.

Dưới đây là bức ảnh của RBC Capital Markets.

Thực chất, bức ảnh này còn thể hiện được vấn đề vĩ mô khi mà quy mô dân số theo độ tuổi ảnh hưởng rất nhiều tới tài chính của chính phủ, chi tiêu bán lẻ và nợ hộ gia đình từng thời kỳ.

Mô tả qua bức ảnh của RBC miêu tả tương đối xu hướng lao động và tiêu dùng của các độ tuổi ở thời điểm hiện tại. Xu hướng này có thể khác trong quá khư và sẽ thay đổi trong tương lai, việc phân chia các mốc tuổi cũng vậy.

Đây cũng không phải lần đầu tiên một ngân hàng sử dụng biểu đồ độ tuổi của con người để thể hiện vấn đề tài chính. HSBC cũng từng làm một biểu đồ tương tự để mô tả năng suất lao động của mỗi người qua từng độ tuổi khác nhau.

PV

Theo GenK/Trí Thức Trẻ

Trở lên trên