Điều gì đang đợi Hy Lạp?
Người đứng đầu của đảng Syriza khẳng định Hy Lạp sẽ bước sang trang mới, bỏ lại các chính sách thắt lưng buộc bụng cũng như bộ ba NHTW châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ủy ban châu Âu ở phía sau.
- 26-01-2015Tổng tuyển cử Hy Lạp: Đảng phản đối gói cứu trợ Syriza giành chiến thắng
- 14-01-2015Bầu cử Hy Lạp – Cuộc khủng hoảng tiếp theo ở Eurozone
- 13-01-2015Các định chế tài chính lớn đối phó khả năng Hy Lạp rời Eurozone
- Syriza - Đảng phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng của Hy Lạp - đã giành chiến thắng và sẽ thành lập chính phủ mới
- Người đứng đầu đảng Syriza khẳng định Hy Lạp sẽ bước sang trang mới, bỏ lại thắt lưng buộc bụng ở phía sau
- Hy Lạp được dự đoán sẽ có những cuộc đàm phán đầy khó khăn với các chủ nợ
Sau 5 năm bền bỉ theo đuổi chính sách thắt lưng buộc bụng, người Hy Lạp cho rằng họ đã chịu đựng quá đủ. Giờ đây, các quốc gia khác ở eurozone sẽ phải quyết định họ nên phản ứng như thế nào với kết quả bầu cử ở Hy Lạp. Syriza – đảng phản đối chính sách thắt lưng buộc bụng – đã giành chiến thắng và lãnh đạo của đảng này là Alexis Tsipras gần như nắm chắc chiếc ghế Thủ tướng.
Với 90% số phiếu đã được kiểm, đảng cánh tả Syriza giành được 36,3% số ghế chỉ còn thiếu 2 ghế nữa để hoàn toàn chiếm đa số. Các lãnh đạo của những đảng nhỏ hơn đã phát tín hiệu họ sẵn sàng ủng hộ Tsipras thành lập một chính phủ mới.
Theo Stathis Kalyvas, giáo sư nghiên cứu chính trị tại ĐH Yale, kịch bản tốt nhất là Tsipras sẽ ngừng việc thỏa thuận về một gói cứu trợ mới và đưa ra cách tiếp cận khác. Tsipras sẽ “tự biến thành một chính trị gia đi theo hướng dân chủ xã hội, thực hiện nhiều cải cách và sẽ thống trị chính trường Hy Lạp trong 10 – 15 năm tới”. Tuy nhiên, chính giáo sư Kalyvas cũng cho rằng kịch bản này ít có khả năng xảy ra.
Trong khi đó, kịch bản dễ xảy ra nhất (theo Kalyvas) là Tsipras tận dụng được lợi thế triển vọng kinh tế đang được cải thiện. Trong bài phát biểu sau khi kết quả kiểm phiếu được công bố, Tsipras khẳng định Hy Lạp sẽ bước sang trang mới, bỏ lại các chính sách thắt lưng buộc bụng cũng như bộ ba NHTW châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế và Ủy ban châu Âu ở phía sau.
David Schnautz, chiến lược gia của ngân hàng Commerzbank, cho rằng những phát biểu này báo hiệu cho những cuộc đàm phán đầy khó khăn giữa chính phủ mới của Hy Lạp và các chủ nợ.
Cùng lúc đó, Tsipras cũng nhấn mạnh ông không muốn có “một cuộc đối đầu gay gắt” với các nước khác ở eurozone. Theo Kalyvas, trong trường hợp xấu nhất, Tsipras sẽ lựa chọn không thỏa hiệp vì tự hào dân tộc. Vị giáo sư của đại học Yale gọi đây là kịch bản “Kirchner” (đặt theo tên của Tổng thống Argentina Cristina Kirchner). Trong trường hợp này, Tsipras sẽ “cố gắng ghìm cương một cuộc khủng hoảng kinh tế xuất phát từ việc Hy Lạp rời eurozone và mở ra một chế độ dân túy cấp tiến hoàn toàn mới”.
Một số người cũng tự hỏi liệu Tipras có thể trở thành Luiz Inacio Lula da Silva của Hy Lạp. Đây là vị Tổng thống của Brazil đã xóa tan những òoài nghi trên thị trường tài chính sau khi giành chiến thắng và có được nhiều thành công về mặt kinh tế.
Không giống như năm 2012, khi Tsipras tự phác họa bản thân là một chính trị gia độc lập đe dọa sự thống nhất của khối đồng tiền chung châu Âu, thông điệp mà người đứng đầu đảng Syriza mang đến lần này là giúp Hy Lạp thoát khỏi khủng hoảng kinh tế trong bối cảnh thất nghiệp và chênh lệch giàu nghèo khiến dân chúng giận dữ với chính phủ.
Hiện sống ở Athens cùng với hai con trai nhỏ tuổi và người mẹ già, Tsipras lớn lên ở vùng ngoại ô Ambelokipi, nơi cách xa các ngôi trường danh giá đã nuôi dưỡng cựu Thủ tướng Antonis Samaras. Cả Samaras và vị Thủ tướng tiếp theo là George Papandreou đều theo học tại ĐH Athens danh giá và sau đó là ĐH Amherst (Mỹ).
Thanh Thanh