Dù dầu có xuống đến 30 USD, một công ty Mỹ vẫn "hái ra tiền" nhờ hai yếu tố này
Khi Pioneer Natural Resources công bố kế hoạch kinh doanh cho năm 2016, nhiều người đã rất ngạc nhiên khi thấy công ty này muốn tăng sản lượng thêm 10% so với năm ngoái...
- 13-03-2016Giá dầu thế giới tăng ấn tượng: Nguyên nhân từ đâu?
- 09-03-20164 lý do cho thấy giá dầu đã chạm đáy
- 07-03-2016Giá dầu thoát nguy cơ giảm về 20 USD/thùng?
Đối với nhiều công ty dầu, giá dầu 30 USD là ngưỡng không thể tăng sản lượng được nữa. Trên thực tế, hầu hết còn không thể duy trì sản lượng hiện tại ở mức giá này. Nhưng Pioneer Natural Resources vẫn tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp giá dầu ở ngưỡng 30 USD. Dưới đây là những bí quyết đem lại thành công cho công ty này:
Địa điểm là chìa khóa
Khi Pioneer Natural Resources công bố kế hoạch kinh doanh cho năm 2016, nhiều người đã rất ngạc nhiên khi thấy công ty này muốn tăng sản lượng thêm 10% so với năm ngoái. Có rất ít công ty dầu ở Bắc Mỹ dám lên kế hoạch đầu tư để giữ nguyên sản lượng như năm ngoái, chứ chưa nói gì đến tăng sản lượng. Chẳng hạn như Devon Energy, công ty này dự kiến giảm 6% sản lượng trong năm 2016. Trong khi đó, sản lượng của các công ty khác còn giảm mạnh hơn (như Whiting Petroleum giảm 18,5% trong năm 2016). Ngay cả một công ty bảo thủ như EOG Resources cũng dự kiến giảm 5% sản lượng trong năm nay.
Một trong những lý do chính mà Pioneer Natural Resources tiếp tục tăng sản lượng là vì công ty này vẫn có thể thu về lợi nhuận lớn. Theo ước tính, với giá dầu 36 USD trong năm 2016, các giếng dầu ở Spraberry/Wolfcamp sẽ đem lại lợi nhuận lên đến 30% cho công ty này. Trong khi đó, lợi nhuận của các giếng dầu ở Bakken của Whiting đang thấp đến nỗi buộc công ty này phải dừng khai thác ở đây. Vị trí khai thác của Pioneer đem lại nhiều lợi nhuận hơn vì trên cùng một diện tích, lượng dầu ở các địa điểm này nhiều hơn của các công ty khác.
Tiền mặt là vua
Một yếu tố khác giúp Pioneer Natural Resources vẫn hái ra tiền trong bối cảnh giá dầu thấp hiện nay là tiền mặt. Ngành công nghiệp dầu mỏ là ngành mà “tiền mặt là vua” vì để khai thác các giếng dầu cần tốn rất nhiều tiền. Chi phí này là một vấn đề với hầu hết các nhà sản xuất khác vì dòng tiền mặt của họ đang cạn kiệt. Không chỉ giá dầu đang ở mức quá thấp mà các hợp đồng bán dầu kỳ hạn cũng đã hết hạn, khiến cho các công ty này bị thua lỗ.
Trong quý bốn năm ngoái, Devon Energy đã thu về thêm 24,36 USD/thùng nhờ các hợp đồng bán dầu kỳ hạn cố định giá dầu ở 53,67 USD, cao hơn so với giá dầu thực tế. Tuy nhiên, các hợp đồng bán dầu kỳ hạn này đã hết hạn trong năm nay. Đây là lý do tại sao các công ty này phải cắt giảm ngân sách đầu tư và cổ tức tới 75% nhằm cân bằng dòng tiền mặt với chi phí hoạt động. Whiting Petroleum thu được lợi nhuận lớn từ hợp đồng bán dầu kỳ hạn trong năm ngoái. Nhưng do các hợp đồng đã hết hạn, công ty này phải cắt giảm ngân sách đầu tư tới 80%.
Trái lại, Pioneer Natural Resources có 85% sản lượng được bán theo hợp đồng kỳ hạn trong năm 2016. Ngoài ra, công ty này có rất ít nợ và có số tiền mặt lớn nên có thể đầu tư một cách linh hoạt hơn trong khi các đối thủ khác phải lùi bước.
Trên thực tế, sau khi bán tài sản và cổ phần trong vài tháng gần đây, công ty đã có gần 2,5 tỷ USD tiền mặt trong ngân hàng hoặc ở nơi khác, thừa đủ để trang trải kế hoạch đầu tư. Nhờ có các hợp đồng bán dầu kỳ hạn, công ty dự kiến thu về 1,3 tỷ USD dòng tiền hoạt động trong năm nay ở giá dầu hiện tại. Điều này cho phép công ty cấp vốn cho kế hoạch đầu tư đến năm 2017 mà không cần nhờ đến thị trường vốn.