MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hy Lạp bước vào đàm phán gói cứu trợ 94 tỷ USD

27-07-2015 - 14:44 PM | Tài chính quốc tế

Một gói nợ khẩn cấp trị giá 94 tỷ USD sẽ được mang ra đàm phán. Đồng thời, Hy Lạp cũng lên tinh thần mở cửa lại thị trường chứng khoán trong một ngày gần nhất.

Trong bối cảnh Chính phủ khan tiền, Hy Lạp đang tiến tới đàm phán với chủ nợ cho một gói cứu trợ mới. Tính đến nay, các biện pháp kiểm soát vốn và đóng cửa thị trường tài chính quốc gia đã bước vào tuần thứ 5.

Các chuyên gia từ ECB, IMF và Ủy ban châu Âu cũng đang trong quá trình tiến tới thực hiện một số cuộc đàm phán với đối tác Hy Lạp vào ngày 28/7. Bên này đang chuẩn bị một loạt những chính sách mà Hy Lạp cần để sống sót trong vòng 3 năm tới. Đợt này một gói nợ khẩn cấp trị giá 86 tỷ EUR (94 tỷ USD) sẽ được đàm phán.

6 tháng thi hành chính sách “bên miệng hố chiến tranh” đã kích hoạt một cuộc chiến về vốn chưa từng có, chính phủ buộc phải áp biện pháp kiểm soát vốn và đóng cửa tất cả các ngân hàng từ 28/6 để bảo vệ tính thanh khoản mong manh trong hệ thống tài chính quốc gia.

Phía cho vay mở cửa trở lại các dịch vụ bị giới hạn vào cuối tuần trước, sau khi thủ tướng Alexis Tsipras đầu hàng yêu cầu của chủ nợ để đổi lại một gói cứu trợ thứ ba. Theo một phát ngôn viên của sàn chứng khoán Athens, sau khi Chính phủ nước này đã nới lỏng một số hạn chế về rút tiền gửi và kiểm soát vốn cho các tập đoàn vào hôm 24/7, những đề nghị nới lỏng giới hạn thương mại mà Athens trình lên đã bị ECB từ chối. Ngân hàng Hy Lạp, Ủy ban Thị trường vốn và Bộ Tài chính Hy Lạp đang đàm phán các nguyên tắc cơ bản cho việc mở cửa lại thị trường, với biện pháp bảo vệ tính thanh khoản tạm thời trong hệ thống ngân hàng, phát ngôn viên cho biết thêm.

Lấy lại tự tin

Bộ trưởng Hy Lạp ra sắc lệnh thiết lập một hệ thống luật lệ chuẩn bị cho mở cửa thị trường chứng khoán Hy Lạp (bao gồm cả thị trường thứ cấp), hỗ trợ thương mại đa phương sau khi ECB có kết luận đàm phán. Lệnh cấm bán khống khẩn cấp được ban hành bởi Ủy ban chứng khoán châu Âu cũng được kết thúc vào hôm nay.

Chủ tịch ngân hàng quốc gia Hy Lạp, bà Louka Katseli nói trong một cuộc phỏng vấn với báo Agora rằng chỉ có một chương trình cứu trợ mới giúp hệ thống ngân hàng Hy Lạp lấy lại sự tự tin và cho phép nới lỏng kiểm soát vốn.

Nhóm chuyên gia thay mặt cho chủ nợ đến đàm phán tại Athens, Hy Lạp sẽ nhận được nghĩa vụ từ phía chủ nợ vào một ngày gần nhất.

Theo một cơ quan quốc tế trực tiếp nằm trong chương trình cứu trợ Hy lạp, có 2 lý do dẫn đến sự trì hoãn: thứ nhất, chính phủ Hy Lạp mong muốn hạn chế bước đi của Troika tại Athens; thứ hai, chủ nợ đã không tìm thấy một điểm chung nào với Hy Lạp về các hành động ưu tiên bổ sung có được yêu cầu hay không trước khi đất nước này có đủ tư cách đàm phán một gói nợ mới.

Các biện pháp bổ sung

Hai tuần trước, tại Nghị viện, chính phủ và Ủy ban châu Âu đã bỏ hai phiếu thuận và theo đó Hy Lạp có đủ các điều kiện để có một gói nợ mới. Trong khi một vài thành viên đồng euro vẫn yêu cầu có thêm một số biện pháp bổ sung. Cùng lúc đó, một cuộc tranh cãi nổi lên giữa chính phủ và phía Troika, đợt trì hoãn gần đây nhất là để hoàn thành một Biên bản ghi nhớ (MOU) đầy đủ về những gì diễn ra trong 2 tuần tới, trong đó ghi chi tiết các biện pháp tiết kiện và cải tổ cơ cấu kinh tế. Một khoản vay bắc cầu ngắn hạn có thể cần thiết để ngăn chặn vỡ nợ thanh toán cho ECB trong tháng 8 tới.

Cơn khủng hoảng sâu nhất lịch sử

Sau 5 năm, hai gói cứu trợ và một cơn khủng hoảng sâu nhất lịch sử kéo dài hơn một nửa thế kỷ, từ “Biên bản ghi nhớ” đã trở thành một thuật ngữ trong các cuộc tranh luận chính trị tại Hy Lạp.

“Tôi không ủng hộ chính phủ chấp nhận một Biên bản ghi nhớ mới và bổ sung chúng” Nhà làm luật Đảng lãnh đạo Syriza Panagiotist Lafazanis nói với tờ Real vào hôm chủ nhật. Lafazanis là người thay thế Bộ trưởng năng lượng sau khi dẫn đầu một cuộc nổi dậy của hơn một phần ba các nhà làm luật Đảng Syriza phản đối thỏa thuận cho một Biên bản ghi nhớ mới giữa Tsipras và phía chủ nợ đầu tháng 7.

Tại Biên bản ghi nhớ được ký trước đó, Hy Lạp cam kết cải tổ trên tất cả mọi phương diện từ luật tái vốn hóa ngân hàng đến đánh giá “tác động của những thay đổi trong quy trình thanh tring sữa và bán hàng”, đã nhắc nhở những người không ủng hộ rằng Hy Lạp đã dần trở thành một “thuộc địa của chủ nợ”. Phía chủ nợ thì đồng ý rằng thay đổi là cần thiết để cân bằng lại hệ thống tài chính Hy Lạp và đưa Hy Lạp trở lại con đường tăng trưởng ổn định.

Lan Anh

Bloomberg

Trở lên trên