MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi đồng tiền trở thành vũ khí

25-03-2016 - 16:37 PM | Tài chính quốc tế

Các ngân hàng trung ương không phải lúc nào cũng hiếu chiến. Vấn đề nằm ở chỗ, nền kinh tế toàn cầu đầy rẫy các mối nguy. Do vậy, mỗi nước phải tìm ra lợi thế cạnh tranh cho mình. Để làm được như vậy, đồng tiền phải trở thành vũ khí.

Thông thường, các nước sẽ giảm giá đồng tiền để hạ giá hàng xuất khẩu, qua đó tăng lượng hàng hóa xuất khẩu nhằm kích thích sản xuất trong nước. Nếu các nước khác áp dụng biện pháp trả đũa, đó là khi cuộc chiến tiền tệ nổ ra.

Các ngân hàng trung ương sẽ giảm lãi suất và áp dụng các biện pháp khác để kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này sẽ làm giới đầu tư gửi tiền vào các nước có lãi cao, càng làm đồng tiền bị nâng giá, ảnh hưởng đến xuất khẩu. Dù cố ý hay vô tình, thế nào trong cuộc chiến cũng có người thắng, kẻ thua.

Ví dụ nổi tiếng nhất về cuộc chiến tiền tệ phải kể đến những năm 1930. Thời bấy giờ, các đồng tiền cạnh tranh để phá giá. Các nước gắn đồng tiền của mình với giá trị của vàng. Chỉ đến năm 1971, hệ thống Bretton Woods ra đời, các đồng tiền mới gắn vào giá trị đồng USD.

Điều gì đã xảy ra?

Cuộc chiến tiền tệ trở nên sôi sục khi các nước cố gắng thoát ra khỏi suy thoái kinh tế từ khủng hoảng tài chính năm 2008.

Mỹ, Nhật Bản và châu Âu mua trái phiếu và giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Khi kinh tế bắt đầu “chập chững” phục hồi, các ngân hàng trung ương lại nới lỏng chính sách hơn nữa để tránh khỏi tình trạng giảm phát.

Chỉ trong năm 2015, ít nhất 24 nước đã cắt giảm lãi suất. Từ Canada đến Singapore đều bất ngờ áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ. Đến năm nay, Nhật Bản “bắt chước” EU, cũng đã làm rung chuyển thị trường bằng cách đưa áp dụng chính sách lãi âm.

Trong 10 năm qua, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những lời chỉ trích vì giữ giá đồng nhân dân tệ, để hàng giá rẻ ngập các thị trường giúp nước này trở thành một cường quốc xuất khẩu. Tháng 8/2015, Trung Quốc bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ, rồi đến năm 2016 lại tiếp tục giảm giá đồng tiền này. Động thái này làm người ta lo sợ, rằng Trung Quốc đang cố gắng vực dậy nền kinh tế vốn đang giảm tốc.

Người thắng, kẻ thua

Ai “lãnh đạn” sau vụ này? Đó chính là Mỹ. Mỹ phải tăng lãi suất lần đầu tiên sau hơn 10 năm, để đẩy đồng USD tăng so với tất cả 16 đồng tiền chủ chốt của mình trong năm 2015.

Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega là người khơi mào cuộc chiến tiền tệ năm 2010, khi nước này giảm giá đồng tiền. Sau cuộc chiến, Brazil trở thành kẻ bại trân. Lãi suất của Mỹ giảm, đồng real tăng giá, hàng hóa từ Brazil đắt đỏ hơn.

Trong khi đó, Nhật Bản thắng lớn. Từ đầu năm 2012 đến cuối năm 2014, đồng yên mất 1/3 giá trị so với đồng USD, các công ty Nhật tăng lợi nhuận.

Điều gì sẽ xảy ra?

Sau hơn 20 năm, lần đầu tiên đồng nhân dân tệ mất giá. Điều này nhắc nhở các ngân hàng trung ương phải có lập trường rõ ràng và thống nhất. Các nước G-20 cam kết kiềm chế việc phá giá đồng tiền, nhưng đó mới chỉ là cam kết. Các nước mới dừng lại ở việc chỉ trích các nước dám phá giá đồng tiền. Khi nhiều nước tìm ra chính sách lạ để bảo vệ nền kinh tế và lại có thêm những động lực mới cho việc phá giá đồng tiền. Chính sách sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn và tạo ra nhiều biến động trên thị trường tiền tệ. Nhiều nước chuyển sang gắn giá trị đồng tiền của nước mình với đồng tiền nước khác nhằm ổn định tỷ giá. Nhưng hiện nay, đồng tiền các nước “gắn” nhiều nhất là USD đang làm khó các nhà xuất khẩu của Mỹ, tăng rủi ro trong quá trình phục hồi kinh tế. Đến giờ, người ta vẫn tranh luận về chuyện các nền kinh tế sẽ chiến đấu với nhau trong bao lâu nữa và các nước sẽ ngưng cuộc chiến tiền tệ như thế nào.

Thu Trang

Bloomberg

Trở lên trên