MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế Mỹ đang phục hồi rất "đặc biệt"

31-08-2011 - 14:03 PM | Tài chính quốc tế

Từ tiêu dùng người dân cho đến đầu tư doanh nghiệp, lần kinh tế Mỹ phục hồi sau suy thoái hiện nay khác hoàn toàn so với những lần phục hồi trước.

Tóm tắt: Xét trên cả 4 yếu tố: đầu tư doanh nghiệp, lao động trong lĩnh vực công, tiêu dùng người dân và nhà đất; tăng trưởng của nhóm lĩnh vực này đều kém hơn nhiều so với những lần suy thoái trước.

Thật khó để chỉ ra yếu tố gì vẫn ám ảnh kinh tế Mỹ. Các chuyên gia kinh tế và giới truyền thông vẫn thường sử dụng thuật ngữ “Đại Suy thoái” để nói đến việc tất cả mọi thứ đã trở nên tồi tệ từ khi thị trường nhà đất sụp đổ cách đây vài năm trước với ngụ ý rằng người Mỹ đã thoát khỏi một cuộc suy thoái thực ra tồi tệ hơn trước rất nhiều.

Không cần phải nói, việc hệ thống tài chính Mỹ gần sụp đổ quá tồi tệ. Chuyên gia kinh tế Kenneth Rogoff thuộc đại học Harvard chỉ ra quá trình phục hồi hiện nay có thể được coi như “Đại Suy giảm”, cho thấy hậu quả của khủng hoảng tài chính không giống cái gần với suy thoái kinh tế điển hình.

Trong nghiên cứu gần đây, chuyên gia Rogoff nhận xét: “Trong một đợt suy thoái kinh tế bình thường, tăng trưởng trở lại đồng nghĩa với mọi chuyện sẽ trở lại bình thường. Kinh tế không chỉ lấy lại những gì đã mất mà trong 1 năm, nó còn trở lại xu thế dài hạn.”

Suy thoái kinh tế chính thức chấm dứt cách đây khoảng gần 2 năm. Và trong nửa đầu năm 2011, kinh tế tăng trưởng rất ít. Trong tuần trước, khi chủ tịch Fed thừa nhận các vấn đề đang bao trùm thị trường hiện nay vượt quá quyền lực của Ngân hàng Trung ương, các nhà hoạch định chính sách Mỹ chịu trách nhiệm vực dậy nền kinh tế.

Các thành viên thuộc Quốc hội Mỹ có thể đang băn khoăn về việc họ nên làm gì tiếp theo thế nhưng trước tiên, họ nên nhìn nhận ra việc lần phục hồi kinh tế lần này khác những lần trước như thế nào.

Đầu tư doanh nghiệp dài hạn: Từ năm 1949, hoạt động xây dựng đóng góp quan trọng vào đà phục hồi của kinh tế. Hoạt động xây dựng tòa nhà và nhà xưởng mới có thể giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn mà còn tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế nói chung.

Tuy nhiên không giống những đợt suy thoái trước khi đầu tư doanh nghiệp thường tăng trưởng mạnh, các công ty hiện nay không xây dựng nhiều nhà máy hay mua nhiều bất động sản thương mại.

Đầu tư doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ chậm, tính từ khi đợt suy thoái gần nhất bắt đầu, trung bình chỉ đạt 10,3%, mức thấp nhất đối với bất kỳ chu kỳ kinh doanh nào tính từ thấp niên 1970.

Xét đến nhóm công ty phi tài chính thuộc S&P 500 hiện đang nắm giữ 1,1 nghìn tỷ USD tiền mặt và đầu tư ngắn hạn, như vậy không phải các công ty lớn nhất Mỹ không có tiền đầu tư. Vậy đổ lỗi cho ai khi chi tiêu không tăng?

Ông Alan Greenspan, cựu chủ tịch Fed, đã hối thúc các nhà hoạch định chính sách Mỹ tạm thời khoanh tay đứng nhìn, để kinh tế tự điều chỉnh. Tuy nhiên, nhiều đối tượng trong kinh tế Mỹ có thể không chịu đựng được quá lâu những tác động từ việc kinh tế tăng trưởng yếu và thát nghiệp cao. Hơn thế nữa, công chúng cũng khó chấp nhận được nếu các nhà hoạch định chính sách đứng yên, đặc biệt khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2012 đang đến gần.

Số lượng người mất việc trong lĩnh vực chính phủ tăng: Các công ty trong lĩnh vực tư nhân có thể đã sa thải hàng triệu việc làm trong bối cảnh kinh tế suy thoái tuy nhiên điều khiến cho mọi chuyện tồi tệ hơn đó là người lao động trong lĩnh vực công bị sa thải mạnh tay. Ví dụ trong tháng 7/2011, các công ty trong lĩnh vực tư nhân tuyển dụng 154 nghìn việc làm tuy nhiên lại có tới 37 nghìn lao động trong lĩnh vực công mất việc.

Số lượng việc làm trong các cơ quan chính phủ của Mỹ hiện thấp hơn 1,9% so với khi kinh tế bắt đầu hồi phục. Trong khi đó, sau thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2000, số lượng việc làm trong cơ quan chính phủ tăng 1,1% lên 232 nghìn.

Nguồn doanh thu thuế giảm, chi tiêu vào trợ cấp thất nghiệp và y tế tăng vọt. Chính quyền các bang, không thể duy trì mức thâm hụt ngân sách quá cao, cố gắng giải quyết thâm hụt ngân sách bằng cách giảm bớt đi nhân sự. Xu thế này sẽ vẫn còn tiếp tục.

Tình trạng sa thải lao động trong lĩnh vực công sẽ diễn ra ở các quy mô liên bang chứ không chỉ đơn thuần quy mô các bang, tùy thuộc chính phủ Mỹ quyết định giảm ngân sách đến đâu.

Tiêu dùng người dân: Trong những năm trước cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, rõ ràng các hộ gia đình Mỹ chi tiêu quá tay. Từ đó đến nay, họ phải làm việc cật lực để cải thiện tình hình tài chính thế nhưng cũng còn lâu mới đến lúc người tiêu dùng cảm thấy đủ thoải mái để chi tiêu nhiều hơn.

Tiêu dùng người dân, thông thường đóng góp khoảng 70% vào kinh tế Mỹ, giảm cực sâu trong thời kỳ suy thoái kinh tế căng thẳng nhất và vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm khi kinh tế hồi phục. Tuy nhiên như Fed tại New York đã chỉ ra, điểm bất thường ở chỗ chi tiêu vào dịch vụ thiết yếu như giáo dục, giải trí và ăn uống tại các nhà hàng cũng giảm, điều không thấy ở các lần suy thoái kinh tế trước đây.

Chi tiêu vào hàng xa xỉ đã kéo GDP thực giảm trong lần suy thoái kinh tế gần nhất. Chi tiêu vào hàng xa xỉ giảm gần 7%, cao gấp đôi mức độ sụt giảm trong thời kỳ suy thoái kinh tế thập niên 1980.

Nhà đất: Trong phần lớn những lần kinh tế phục hồi, ngành bất động sản thường hồi phục mạnh và kéo tăng trưởng nói chung lên cao.

Cũng không cần phải kiếm thêm bằng chứng, điều đó lần này chưa diễn ra và nhiều khả năng nó sẽ không xảy ra.

Thị trường nhà đất tồi tệ không chỉ ảnh hưởng đến doanh số bán nhà mà còn đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu vào nội thất, thiết bị và một số hàng hóa dịch vụ khác liên quan đến nhà ở.

Ông Bernanke, khi thừa nhận chính sách kinh tế để hỗ trợ tăng trưởng trong dài hạn vượt quá quyền lực của Ngân hàng Trung ương, đã hối thúc các nhà hoạch định chính sách Washington chấp thuận chính sách hỗ trợ quan trọng cho thị trường nhà đất để giải quyết vấn đề còn tồn đọng hiện nay.

Đình Hảo


ngocdiep

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên