MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lý Quang Diệu khuyên Mỹ cách "đối phó" Trung Quốc

30-04-2011 - 18:00 PM | Tài chính quốc tế

TT Barack Obama có thể cải thiện cơ hội tái đắc cử lẫn vị trí thường trực của Mỹ tại Châu Á nếu ông tìm ra cách làm việc với Đảng cộng hòa và “khắc phục vấn đề này.”

Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu cho rằng Mỹ cần sắp đặt viện tài khóa để khôi phục tính cạnh tranh của mình và cho rằng TT Barack Obama có thể cải thiện cơ hội tái đắc cử lẫn vị trí thường trực của Mỹ tại Châu Á nếu ông tìm ra cách làm việc với Đảng cộng hòa và “khắc phục vấn đề này.”

Người sáng lập 87 tuổi của Singapore hiện đại cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với tờ Wall Street Journal rằng ông nghĩ rằng các nhà lãnh đạo phe đối lập sẽ đạt được một số ghế trong cuộc bầu cử dự kiến vào đầu tháng tới trong một cuộc bỏ phiếu, theo các nhà phân tích, mang tính cạnh tranh nhất trong lịch sử Singapore.

Singapore, một trong những trung tâm tài chính quan trọng bậc nhất tại Châu Á từ lâu đã là một đồng minh quan trọng của Mỹ - mặc dù đất nước giàu có này cũng đã phải bỏ nhiều công sức để có mối quan hệ tốt đẹp với các cường quốc Châu Á khác như Trung Quốc, đặc biệt là khi thương mại với các nước này đã phát triển. Tuy vậy, ông Lý cho rằng việc Mỹ vẫn duy trì một sức mạnh ưu việt và phục hồi hoàn toàn khỏi những khó khăn về kinh tế gần đây để có thể giúp duy trì sự cân bằng quyền lực trên toàn thế giới là một lợi ích chung cho cả thế giới.

Phong thái thoải mái nhưng trang trọng, ông Lý rõ ràng là rất quan tâm đến triển vọng vai trò toàn cầu của Mỹ suy giảm, cả về chính trị lẫn kinh tế, lập luận rằng tầm ảnh hưởng đối với quốc tế của Mỹ là nền tảng cho sự tăng trưởng kinh tế nhanh của Châu Á. Câu trả lời của ông được đưa với sự minh mẫn hoàn toàn ngược lại với thể trạng yếu đuối đã tiết lộ lợi ích mật thiết trong sự lên xuống của những tranh cãi về chính sách tại Washington.

Ông nói: "Thế giới đã phát triển trên sự ổn định mà Mỹ tạo dựng. Nếu sự ổn định đó lung lay, chúng ta sẽ có một hoàn cảnh khác."

Ông Lý cho biết ông nghĩ "thách thức có thể dần dần đến từ Trung Quốc" nhưng ông nghi ngờ việc Trung Quốc và Mỹ sẽ sớm vướng vào những xung đột nghiêm trọng bất cứ lúc nào. Trung Quốc cần thị trường Mỹ, cần sự đầu tư và công nghệ của Mỹ và sẽ không muốn "làm hỏng kế hoạch của mình." Dù vẫn có sự cạnh tranh nhưng tôi không hề thấy có xung đột."

Tuy vậy, thế giới vẫn phải đối mặt với những rủi ro khác, gồm một Nhật Bản đang yếu thế bởi các thảm hoạ tự nhiên và một Trung Đông hỗn loạn trong khi Mỹ có thể là lực lượng quân đội duy nhất có sức mạnh quan trọng trong việc giải quyết những bất đồng tại những nơi như Libya. "Pháp có vai trò lãnh đạo nhưng họ không có thiết bị để giải quyết các vấn đề quân sự." ông nói.

Quan điểm của ông Lý được ủng hộ rộng rãi bởi sự thành công của ông trong việc chuyển đổi Singapore, một trung tâm thương mại đa dạng sắc tộc và nhỏ thành một trong những nước giàu có nhất thế giới trong suốt và sau những năm ông làm thủ tướng từ năm 1959 cho đến khi ông rút lui vào năm 1990. Hiện giờ ông giữ vai trò của "cố vấn thủ tướng" trong nội các Singapore. Con trai ông, Lý Hiển Long, hiện là thủ tướng Singapore.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Journal, ông nói: "có thể có vài ghế" cho phe đối lập trong cuộc bầu cử vào ngày 7/5 tới của Singapore. Các nhà phân tích cho rằng việc bỏ phiếu rất có thể mang tính cạnh tranh khốc liệt với các nhà lãnh đạo đối lập chuẩn bị cho cuộc đua tranh giành các ghế. Đảng Nhân dân hành động (PAP) của ông Lý đã thống trị Singapore từ khi nước này hoàn toàn độc lập vào năm 1965 và trong cuộc bầu cử vào năm 2006, Đảng này giành được 82 trên tổng số 84 ghế trong quốc hội.

Ông Lý cho rằng những thay đổi đối với luật của Singapore có thể cho phép đảng đối lập tăng cường sự hiện hữu của mình trong quốc hội. Trong khi đó, một số vấn đề đã gây nhức nhối cho người dân trong một vài năm gần đây gồm lạm phát, giá nhà ở cao hơn và sự bất bình đối với dòng chảy lao động nước ngoài vào nước theo một số người dân nói là tạo ra nhiều sự cạnh tranh hơn về việc làm và làm cạn kiện các nguồn lực của quốc gia.

Tuy nhiên, ông Lý cho rằng Đảng PAP của ông sẽ "vẫn là đảng mạnh nhất."

Ông nói: "Nền kinh tế vẫn đang hiệu quả, chúng ta đã tăng được mức sống, triển vọng việc làm, và giáo dục cho trẻ em."

Các nhà phân tích phần lớn đồng ý rằng đảng của ông Lý vẫn còn có sức mạnh trong tương lai, thậm chí nếu phe đối lập có giành được thắng lợi vào ngày 7/5. Nhưng cũng có một số điều bất ổn trong viễn cảnh tương lai lâu dài cho Singapore, và điều đó sẽ phát triển như thế nào khi ông Lý rời khỏi chính trường. Vợ ông đã mất năm ngoái và ông Lý đã phải nỗ lực nhiều để thu hút người dân Singapore hướng vào những thách thức mà ông cho rằng họ có thể phải đối mặt khi ông không còn, gồm cả tiềm năng tự mãn của những công dân trẻ tuổi, những người không hoàn toàn cảm kích những công việc đã giúp xây dựng được đất nước trong vài thập kỷ trước.

Trong cuộc phỏng vấn, ông Lý cho rằng sự tăng trưởng của Trung Quốc và Ấn Độ có thể giúp thúc đẩy Singapore vì nó thúc đẩy các nền kinh tế trong toàn khu vực. Ông nói: "Chúng ta ở nút giao giữa hai nền kinh tế cường quốc. Bạn phải vượt qua Singapore để đi từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương."

Nhưng ông trích dẫn một số nguồn gốc cho những xung đột mà ông mô tả như là "một thế giới bất ổn và một khu vực bất ổn". Tại Trung Đông, ông nói, người dân đang nhận ra rằng "họ có sức mạnh để thay đổi hệ thống" tại các nước có chính phủ theo chế độ quân chủ lập hiến và độc tài và cho rằng tình hình tại Libya vẫn còn "rối ren". Tại Châu Á, những mối rủi ro bao gồm sự phân chia chính trị lâu dài tại Thái Lan dẫn đến những cuộc biểu tình phản kháng đẫm máu tại nước này trong năm vừa qua và những vấn đề mới nhất tại Nhật Bản.

Ông cho biết: "Cuộc động đất, sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân là một sự thụt lùi cần có thời gian để phục hồi hoàn toàn. Trong thời gian phục hồi, động lực của họ sẽ không hoàn toàn giữ nguyên. Đây là một điều xấu cho khu vực.

Với nước Mỹ, ông Lý cho rằng ông tự tin rằng Mỹ vẫn sẽ còn mạnh trong thời gian dài nhưng nước này cũng đang đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng gồm "thâm hụt ngân sách, nợ công [và] tỷ lệ thất nghiệp cao".

Ấn tượng của tối là các vị thống đốc bang sẽ không tái đắc cử nếu họ đưa ra những biện pháp mạnh. Vì vậy có xu hướng trì hoãn các chính sách không được lòng dân để chiến thắng trong bầu cử. Vì vậy các vấn đề bị đẩy ra phía trước."

Ông nói thêm rằng tổng thống Mỹ Obama "biết mình có tránh nhiệm này nhưng ông phải đấu tranh với Đảng Cộng hòa. Tôi tin rằng nếu ông giải quyết được vấn đề này, cơ hội tái đắc cử của ông sẽ được cải thiện. Sẽ có đủ những người Mỹ hợp lý và biết suy nghĩ - những người biết rằng đây là cách duy nhất tiến lên phía trước để khôi phục lại tính cạnh tranh của họ."

Ông Lý đã giảm nhẹ nguy cơ xung đột lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. "Tôi không có một quả cầu pha lê dự đoán tương lai nhưng tôi có thể nói rằng trong 10, 20, 30 năm, những lợi ích của Trung Quốc không gì khác hơn mối quan hệ bền vững với Mỹ, tăng trưởng xuất khẩu tới Mỹ, nhập khẩu công nghệ của Mỹ, tiếp nhận đầu tư từ Mỹ và gửi sinh viên đến học tại Mỹ." Ông nói sẽ có ích khi Mỹ gửi nhiều sinh viên hơn đến học tập tại Trung Quốc để giúp Mỹ cải thiện sự hiểu biết của mình về đất nước này.

Ông hỏi: "Tại sao [phương Tây] nên sợ Trung Quốc?" Bất chấp tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc và Ấn Độ, tôi tin rằng người Mỹ sẽ luôn có lợi thế bởi xã hội theo đường lối tổng thể và tiếng Anh giúp việc thu hút nhân tài nước ngoài dễ dàng hơn.

Theo Nguyễn Tuyến

VEF


ngocdiep

Trở lên trên