Một số nguyên nhân khiến chứng khoán toàn cầu suy sụp trong ngày “Thứ Hai đen tối”
Thị trường chứng khoán trên khắp thế giới đều rớt thảm trong ngày Thứ Hai nếu không nói là “đen tối” thì cũng là “đen đủi” trong bối cảnh thị trường tài chính toàn cầu bất ổn.
- 25-08-2015Ai đã mua vào trong phiên hoảng loạn ngày 24/8?
- 24-08-2015Các “đại gia” chứng khoán "mất" cả nghìn tỷ sau phiên giao dịch thứ Hai đen tối
- 24-08-2015Nhà đầu tư nước ngoài “mất” gần 16.000 tỷ trong ngày 24/8
- 23-08-2015Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 24/8
Đợt bán tháo toàn cầu này lan từ thị trường Châu Á sang Trung Đông, sang Châu Âu và Mỹ, khiến cả thế giới có một phiên tồi tệ. Dưới đây là những vấn đề của thị trường đang gây lo ngại cho nhà đầu tư.
1. Chứng khoán Trung Quốc đang suy sụp
Chỉ số chứng khoán Shanghai Composite Index của Trung Quốc giảm 8,5% ngày thứ Hai, phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 2007. Chính phủ Trung Quốc trong tháng này đã nỗ lực đưa ra các biện pháp mạnh tay để xoa dịu lo ngại của nhà đầu tư, đáng nói nhất là việc phá giá đồng Nhân dân tệ. Cuối tuần qua, Trung Quốc đã thực hiện 1 biện pháp bất thường là lần đầu tiên trong lịch sử cho phép quỹ hưu trí đầu tư vào cổ phiếu. Nhưng rõ ràng là giới đầu tư đã không hề đoái hoài đến động thái này.
2. Chứng khoán Châu Á giảm mạnh nhất kể từ năm 2008
Chỉ số Stoxx 600 của Châu Âu, bao quát 18 thị trường trong khu vực, đã giảm gần 6% trong phiên ngày thứ Hai.
Chỉ số FTSE 100 của Anh cũng giảm hơn 5%, còn chỉ số DAX của Đức mất gần 5%, trong khi chỉ số CAC 40 của Pháp giảm khoảng 7%.
3. Giá dầu xuống thấp
Chứng khoán khu vực Trung Đông giảm mạnh khi giá dầu WTI giảm xuống dưới 40 USD và dầu Brent giảm xuống khoảng 45 USD.
Các thị trường chứng khoán Ảrập Xêut, Dubai, Abu Dhabi và Qatar – những nhà xuất khẩu dầu lớn – đều giảm mạnh trong ngày thứ Hai.
Về lý thuyết, giá dầu giảm có thể tạo ra một gói kích thích trị giá hàng nghìn tỷ cho nền kinh tế toàn cầu, và do đó lẽ ra có thể trung hòa tác động đến thị trường cổ phiếu. Nhưng giá dầu lần này lại giảm một phần do lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế, cho nên đây không hẳn là một tin tốt cho thị trường.
4. Thị trường đang tự điều chỉnh sau nhiều năm tăng mạnh
Thị trường chứng khoán đã tăng trong suốt 6 năm qua. Chứng khoán tăng trong bối cảnh các nhà đầu tư rời bỏ thị trường bất động sản sau khi thị trường này đổ vỡ và né tránh đầu tư vào trái phiếu do lợi nhuận thấp, thay vào đó chọn kênh đầu tư vào cổ phiếu. Thị trường cổ phiếu đã tăng, tăng trong nhiều năm, và chắc chắn phải điều chỉnh giảm.
5.Những lý do khác
Đúng là chính trị Hy Lạp đang bất ổn. Nhưng điều đó đã diễn ra lâu nay.
Kinh tế Trung Quốc có thể đang rạn nứt, nhưng điều đó không hẳn sẽ gây ra một cú sốc đột ngột, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư tinh vi vì họ có thể phát hiện trước trong 1 thời gian dài.
Đối với Fed – lo ngại về tác động của chính sách tiền tệ lên giá cổ phiếu đã diễn ra liên tục kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhất là từ khi Fed đừng chương trình nới lỏng định lượng.
Tất cả những lý do “chính đáng” giải thích tại sao thị trường chứng khoán đang giảm đều “chính đáng”. Chắc chắn không phải chỉ có một nguyên nhân, và có thể cũng nằm ngoài những nguyên nhân kể trên.
Người đồng hành