MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Số phận các ngân hàng Hy Lạp sẽ ra sao?

07-07-2015 - 09:23 AM | Tài chính quốc tế

Với số lượng phiếu “Không” áp đảo, người dân Hy Lạp đã cự tuyệt những yêu cầu thắt lưng buộc bụng của chủ nợ, để mặc các nhà phân tích và nghiên cứu tài chính đau đầu dự đoán xem ngân hàng ECB sẽ làm gì với Hy Lạp.

Hôm thứ 2 vừa qua, ECB đã bàn bạc để vạch ra một đường số mệnh mới cho các ngân hàng Hy Lạp, cụ thể là sẽ xem xét hỗ trợ tăng lượng tiền rút từ các cây ATM.

Dưới đây là một loạt các trích dẫn từ bài phỏng vấn các chuyên gia. Trong đó, có hai luồng ý kiến trái chiều nhau, một vài dự báo rằng ECB sẽ tiếp tục chương trình cứu trợ khẩn cấp và cung cấp tiền mặt cho các ngân hàng. Một số khác dự báo những biện pháp hỗ trợ đó sẽ kết thúc ngay trong tháng này và tài sản thế chấp bị giữ lại, tiêu diệt các cổ đông.

*Nhà kinh tế học cấp cao tại HIS Global Insight London, Diego Iscaro cho rằng:

“ Chúng ta hy vọng rằng Ngân hàng Hy Lạp sẽ tiếp tục được hỗ trợ thanh khoản, mặc dù kết quả của cuộc trưng cầu dân ý đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến những suy xét của ECB về chương trình cứu trợ khẩn cấp trong tuần này.”

“Quan trọng hơn hết là điều này làm tăng khả năng cạn kiệt tiền mặt tại các ngân hàng Hy Lạp chỉ trong một vài ngày tới. Chúng tôi dự đoán rằng các ngân hàng sẽ không mở cửa trở lại vào ngày 7/7. Thậm chí lượng tiền giới hạn được rút ra từ các cây ATM còn giảm (trước đây là 66 đô la).

*Nhà nghiên cứu kinh tế Francois Cabau thuộc Barclays cũng có nhắc tới ECB:

“Chúng tôi mong chờ ECB chấm dứt hỗ trợ thanh khoản muộn nhất là vào ngày 20 tháng 7. Giả sử rằng tất cả các tài sản thế chấp, cầm cố tại ECB được ghi nhận gần bằng mệnh giá trên bảng cân đối ngân hàng Hy Lạp và tỷ lệ xác định giá trị hiện hành của tài sản thế chấp hiện chỉ còn 50%, vậy là các ngân hàng sẽ phải mất hơn kha khá tiền để lượng tài sản thế chấp này chuyển sang tiền mặt. Chỉ tính riêng việc này đã quét sạch vốn chủ sở hữu. Các ngân hàng trung ương Hy Lạp cuối cùng sẽ cần phải in tiền riêng của mình để có thể thêm thanh khoản mới và vốn.

*Roy Smith, chuyên gia tài chính tại trường kinh doanh Stern của ĐH New York cho rằng:

“ ECB có thể không muốn nhìn thấy hệ thống ngân hàng Hy Lạp sụp đổ -  một vài thỏa thuận có thể được ký kết nhằm tạo một lối thoát cho Hy Lạp. Trước mắt có thể là một khoản nợ kéo dài trong 30 ngày để cứu các ngân hàng Hy Lạp trong những ngày đầu mở cửa trở lại và cũng như để Hy Lạp quyết định chắc chắn có thể rời khỏi đồng euro không. Tôi không nhìn thấy bất cứ một tín hiệu nào cho thấy Troika sẽ tiếp tục làm việc với Hy Lạp, nhưng tôi thấy họ có nhã ý muốn giúp Hy Lạp ra đi trong yên bình”.

* Arturo Bris, chuyên gia tài chính tại Lausanne, Thụy Điển:

“ECB sẽ chỉ cung cấp thanh khoản. Chừng nào chúng ta tin rằng không có đột biến rút tiền gửi (bank run) thì điều đó sẽ không xảy ra. Kiểm soát vốn sẽ bị dỡ bị khi mà niềm tin trở lại”.

*Marco Troiano, một chuyên gia tại Scope Ratings London:

“Ngân hàng Hy Lạp đang cầm cự với một lượng tiền mặt eo hẹp. Nếu ECB ra tay, chắc hẳn đó là một tin mừng chưa từng thấy đối với các ngân hàng Hy Lạp. Nhưng giấc mơ có trở thành hiện thực. Tôi tin chắc rằng ECB sẽ chấp thuận điều này.”

*Padhraic Garvey, chủ tịch tập đoàn đa quốc gia ING Groep có ý kiến cho rằng:

“ Trong trường hợp không cơ cấu lại nợ, chắc chắn Hy Lạp sẽ vỡ nợ trước ECB vào 20/7 tới. Điều này làm tăng áp lực kéo dài hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp. Điều này sẽ tạo ra khe nứt giữa Hy Lạp và các nước còn lại trong eurozone. Kiểm soát vốn được duy trì và các ngân hàng Hy Lạp có thể bị quốc hữu hóa.”

Kết lại là chia sẻ thẳng thắn của ông, Lorenzo Bini Smaghi, cựu Chủ tịch HĐQT ECB đã nói với tờ CNBC rằng: “với lá phiếu ‘no’, chắc chắn sẽ không còn một gói hỗ trợ nào từ ECB. Như vậy, chính phủ Hy Lạp sẽ khó mà sống nếu không có thêm tiền hỗ trợ. Rõ ràng, tiền đâu ra mà chi trả cho các nhu cầu cơ bản? Chỉ còn các duy nhất là in một loại tiền mới và rút chân khỏi hệ thống đồng euro.”

Thảo Trang

Bloomberg

Trở lên trên