MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao bệnh dạ dày lại tiến triển thành ung thư dạ dày: Nhiều người không chú ý điều này

13-07-2019 - 21:35 PM | Sống

Có nhiều người bị phát hiện ung thư dạ dày sau một thời gian dài có các vấn đề ở dạ dày nhưng không để ý. Để ngăn ngừa bệnh dạ dày tiến triển thành ung thư, bạn nên nhớ 3 việc.

Nếu có bệnh dạ dày, tuyệt đối không nên chủ quan

Bệnh dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến trong cuộc sống của nhiều người, viêm dạ dày và các bệnh liên quan gây đau dạ dày giờ đã không còn hiếm, không muốn nói là khá nghiêm trọng.

Trong những năm gần đây, nhiều người gặp vấn đề về dạ dày nhiều hơn do cuộc sống vật chất đã thay đổi, các bữa ăn đã được cải thiện chất lượng. Tuy nhiên, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh và một số lối sống xấu chính là rào cản để chúng ta bảo vệ sức khỏe.

Hầu hết mọi người không chú ý đến bệnh dạ dày, họ nghĩ rằng điều này là bình thường, vì vậy bạn không bao giờ dành nhiều thời gian để quan tâm đến sức khỏe dạ dày.

Điều đáng nói là, có rất nhiều người dù có bệnh dạ dày cũng không dành sự quan tâm để khám chữa kịp thời, để cho bệnh tiến triển xấu, gây ra các tổn thương nặng hơn rồi mới đến bệnh viện, một số người đã rơi vào trường hợp không thể can thiệp triệt để.

Bài viết này của bác sĩ Lý Vĩ Minh, Khoa Phẫu thuật hậu môn trực tràng, Bệnh viện Đông Tây y kết hợp, Đại học Y khoa Nam Phương (TQ).

Tại sao bệnh dạ dày thường tiến triển thành ung thư dạ dày?

Nói chung, thông thường thì bệnh dạ dày không phát triển thành ung thư dạ dày. Ví dụ, một số bệnh viêm dạ dày thông thường không phát triển thành ung thư dạ dày.

Nhưng nếu đó là viêm dạ dày teo hoặc nhiễm trùng Helicobacter pylori thì cũng có khả năng tiến triển thành ung thư dạ dày với tỉ lệ tương đối cao.

Hoặc một số bệnh nhân bị loét dạ dày hoặc bệnh viêm dạ dày không được điều trị tích cực và tiếp tục thực hiện một số hành vi hay thói quen xấu sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày, dễ dẫn đến tổn thương lâu dài ở niêm mạc dạ dày, và cuối cùng là để các tế bào ung thư xâm lấn, gây ung thư.

Vì vậy, những người có vấn đề về dạ dày nên đặc biệt chú ý đến thói quen hàng ngày, cụ thể là những điểm sau.

1. Lên lịch ăn uống đúng giờ

Cuộc sống bận rộn không chỉ không có thời gian chăm sóc sức khỏe mà còn có nguy cơ phá hỏng sức khỏe khi nhiều người vì mải mê công việc nên đã bỏ qua nguyên tắc ăn uống đúng giờ.

Đặc biệt là ở một số người đi làm, khi quá tập trung vào công việc sẽ trì hoãn thời gian ăn vì công việc quan trọng nào đó dở dang, chưa kết thúc, thậm chí còn rơi vào tình trạng không biết liệu việc ăn uống quá muộn như vậy có thể sẽ khiến dạ dày trong tình trạng bị bỏ đói trong một thời gian dài, làm cho dạ dày hoạt động không còn theo quy luật nữa.

Việc ăn uống thất thường thực sự rất nguy hiểm, đặc biệt ở những người có bệnh về dạ dày. Vì khi bạn không ăn đúng giờ, dạ dày sẽ ở trong trạng thái không làm việc trong một thời gian dài, sau đó bạn ăn, dạ dày lại phải vất vả làm việc, mà nó không "biết" lúc nào thì có việc và lúc nào thì được nghỉ ngơi.

Khi dạ dày làm việc thất thường, bị rối loạn, sẽ khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng và nguy cơ ung thư tăng cao.

2. Nên tránh thực phẩm lạnh

Vào mùa hè nóng nực, do thời tiết, nhiều người thích uống nước đá và ăn nhiều hơn các thực phẩm ướp lạnh hoặc món ăn đông lạnh.

Đối với những người có vấn đề về dạ dày, nếu bạn thường xuyên dùng những thực phẩm lạnh hoặc đồ uống lạnh này, nó sẽ dễ dàng kích thích niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho bệnh dạ dày của bạn trở nên bùng phát dễ dàng hơn và niêm mạc dạ dày tiếp tục bị tổn thương, từ đó có thể gây ra ung thư dạ dày.

Tại sao bệnh dạ dày lại tiến triển thành ung thư dạ dày: Nhiều người không chú ý điều này - Ảnh 1.

3. Hạn chế hành vi gây kích thích dạ dày

Có nhiều người thích ăn nhiều loại thực phẩm cay, thậm chí một số người có vấn đề về dạ dày cũng không ngoại lệ, họ tiếp tục duy trì thói quen ăn uống theo sở thích mà không quan tâm nhiều đến dạ dày.

Tiếc rằng bạn không biết rằng đồ ăn cay sẽ gây kích ứng lớn cho dạ dày, nếu thường xuyên ăn những thực phẩm này sẽ khiến dạ dày bị đau. Khi vết loét tiếp tục xấu đi, niêm mạc dạ dày sẽ ở trong tình trạng bị tổn thương, và tổn thương đó sẽ dễ dàng xảy ra trong thời gian dài theo hướng nặng dần lên.

Bác sĩ nhắn nhủ, nếu bạn muốn ngăn ngừa bệnh dạ dày phát triển thành ung thư dạ dày, bạn nên chú ý đến những lưu ý đã nêu ở trên trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài ra, những người có vấn đề về dạ dày cũng nên biết rằng khi bệnh dạ dày chuyển thành ung thư dạ dày, một số triệu chứng liên quan sẽ xuất hiện.

Nếu nó có thể được phát hiện kịp thời, cũng rất có lợi cho việc điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Tại sao bệnh dạ dày lại tiến triển thành ung thư dạ dày: Nhiều người không chú ý điều này - Ảnh 2.

Bác sĩ Lý Vĩ Minh nhấn mạnh, nếu một người mắc bệnh dạ dày bị đau dạ dày tái phát lâu dài trong quá trình điều trị, thì hãy nên tiến hành nội soi dạ dày.

Trong trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn đầu, cần cảnh giác khi điều này xảy ra, đặc biệt là nếu nó không hiệu quả sau khi được điều trị.

Xin nhắc lại, sau khi mắc bệnh dạ dày, chúng ta phải có phương pháp khoa học chính xác để điều trị kịp thời. Chỉ khi bệnh dạ dày được điều trị triệt để, chúng ta mới có thể tránh được việc để bệnh dạ dày tiến triển thành ung thư dạ dày.

Đừng nghĩ rằng, đau dạ dày chỉ là một vấn đề nhỏ về dạ dày, vì không tích cực điều trị và thay đổi thói quen chăm sóc dạ dày, qua thời gian sẽ tiếp tục làm tổn thương dạ dày, dễ gây ra vết thương lớn ở dạ dày, và cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.

*Theo BS Gia đình (TQ)

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên