MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao càng ít đất càng phải đầu tư cho cảnh quan?

Cảnh quan và tiện ích đang được ví như “vũ khí chiến lược” mới làm tăng sức hấp dẫn của dự án đối với người mua nhà, nhưng không phải chủ đầu tư nào cũng mạnh tay đầu tư cho hạng mục này.

Trong một thị trường bất động sản cạnh tranh giành giật khách hàng diễn ra khốc liệt do nguồn cung mới ồ ạt, mỗi chủ đầu tư đều có những chiến lược marketing riêng. Nhưng một trong những “vũ khí chiến lược” chung đang được sử dụng ngày càng phổ biến để tăng sức hấp dẫn cho dự án là đầu tư cho hệ thống cảnh quan và tiện ích.

Vũ khí chiến lược mới

Theo KTS Lê Tuấn Long, KTS ASEAN, Tổng giám đốc Eden Landscape, nếu như trước đây, doanh nghiệp chỉ cần trưng bản vẽ hoành tráng là đã bán hết hàng, thì nay, do áp lực cạnh tranh, do nhu cầu ngày càng cao của xã hội và xu hướng chung của cả thế giới nên các chủ đầu tư đã phải “chịu chi” nhiều hơn cho hạng mục cảnh quan và tiện ích.

Nổi bật nhất là Tổ hợp căn hộ Goldmark City tại Hà Nội, đầu tư tới 155 tỷ đồng để xây dựng hệ thống cảnh quan với 4 quảng trường cùng hàng trăm dịch vụ tiện ích.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, vẫn còn nhiều chủ đầu tư chưa chú trọng đầu tư thiết kế cảnh quan bởi cho rằng, chỉ những khu nghỉ dưỡng mới cần cảnh quan đẹp, còn ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, mỗi tấc đất là một tấc vàng nên không thể bỏ phí vàng như vậy. Họ tận dụng từng thước đất xây nhà để bán thay vì đầu tư cho cảnh quan.

Tuy nhiên, ông Long cho rằng, nhận thức này là hoàn toàn sai lầm. Thậm chí, càng ít đất thì càng phải đầu tư cho cảnh quan. Lý do là vì, trong bối cảnh hiện nay, do đất chật nên các dự án nhà ở đều phát triển theo hướng “đô thị nén”. Nhưng vì “nén” nên trong cái không gian chật chội đó, cư dân luôn thường trực với cảm giác bức bối và ngột ngạt. Trong khi đó, nhu cầu hiện nay, con người không chỉ cần có chỗ “chui ra chui vào”, mà còn cần một không gian sống thoải mái, đẹp đẽ, nhiều tiện ích để tận hưởng cuộc sống và tái tạo năng lượng.

“Càng ít đất thì càng phải bố trí cảnh quan sao cho không xung đột, va chạm với nhau, không gây nhức mắt, khó chịu. Phải thiết kế cảnh quan sao cho không chỉ để làm đẹp và tăng tính hấp dẫn cho dự án nhà ở trong quá trình mở bán, mà còn phải đẹp có… tính toán, để vừa làm gia tăng giá trị bất động sản và vừa giúp người dân được hưởng cuộc sống tiện ích, văn minh và hiện đại”, ông Long chia sẻ.

Hẹp mà vẫn đẹp

Không ít dự án tổ hợp căn hộ dù chỉ được xây dựng trên diện tích đất nhỏ nhưng lại có hệ thống cảnh quan độc đáo, như đường dạo bộ trên không, suối nước nóng ngâm chân, dòng sông lười hay những khu vườn treo, rạp chiếu phim ngoài trời…

Những cảnh quan độc đáo này, tưởng chỉ ở những dự án lớn mới có, ấy vậy mà không phải. Ví như ở Dự án Mandarin Garden 2, do Tập đoàn Hoà Phát làm chủ đầu tư ở phía Nam Hà Nội, ngoài điểm nhấn chính là thác nước 5 tầng mây được ốp gốm mosaic tinh xảo ở sân trung tâm, các kiến trúc sư Eden Landscape đã biến những con đường bao quanh Dự án thành quảng trường để tạo tầm nhìn và không gian vô cùng thoáng đãng. Ở đó, hệ thống bồn bậc được thiết kế theo những hình khối kỷ hà, với đường nét thẳng đứng vô cùng độc đáo để trồng cây xanh, tạo thành không gian sân vườn và đường dạo chơi phong phú về diện tích và không gian.

Những không gian có mái che cũng được thiết kế thành sân chơi trẻ em hoặc sân đa năng, được bao bọc bởi hệ thống cây xanh. Tầng 7 là bể bơi nhưng cũng xanh mướt nhờ hàng cọ trồng xung quanh. Cách thiết kế này đã nâng giá trị Mandarin Garden 2 lên tầm cao mới và biến nơi này trở thành nơi an cư xanh, sạch giữa Hà Nội ồn ã và bụi bặm.

Không chỉ Mandarin Garden 2, mà nhiều dự án căn hộ như Hanoi Paragon, EcoHome Phúc Lợi, Home City… dù có diện tích đất không lớn nhưng vẫn có thiết kế được hệ thống cảnh quan đẹp và độc đáo.

“Đất càng chật thì kiến trúc sư càng phải tính toán khéo léo để làm sao trong không gian hẹp mà dự án vẫn đẹp, tạo cho cư dân một cuộc sống thoải mái và an yên”, ông Long nói.

Xét trên khía cạnh này thì xem ra Dự án Golden Palm đã gặp thách thức vô cùng to lớn trong thiết kế cảnh quan. Bởi tổng diện tích Dự án vẻn vẹn có 6.000 m2, với khối đế nối 2 toà tháp căn hộ tràn sát đường Lê Văn Lương nữa thì hầu như trên mặt đất không còn bao nhiêu diện tích cho cảnh quan.

Nhưng với bàn tay tài hoa và tính toán khoa học, các kiến trúc sư Eden Landscape đã hoá giải thách thức này bằng cách phát triển cảnh quan theo mặt đứng và ở khu vực tầng kỹ thuật, với những tán cọ khỏe khoắn và những thác nước phản lực tuôn dòng suối mát mẻ. Còn tầng lửng thì được dành để gia tăng tiện ích cho cư dân, như khu vui chơi trẻ em, vườn nướng, đường dạo bộ ngoài trời, bể bơi vô cực… Một không gian sống độc đáo và xanh mướt trên con đường Lê Văn Lương lúc nào cũng nườm nượp người - xe.

Trong thời đại này, thiết kế làm nên thương hiệu, thiết kế có thể thay đổi được hoàn cảnh, thay đổi được giá trị. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên hiện nay rất nhiều chủ đầu tư đang coi thiết kế cảnh quan là “vũ khí chiến lược” và là chìa khóa cho sự thành công của dự án, ông Long kết luận.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên