Tại sao đào tạo và xuất khẩu nhân lực hàng không có thể là một hướng đi thông minh?
Bà Wendy Sowers, Giám đốc tiếp thị thương mại của Boeing cho biết: "Nếu là 5 đến 10 năm trước đây, ta sẽ thấy hầu như không có bất kỳ học viện đào tạo phi công nào được thiết lập bởi các hãng hàng không. Nhưng động lực cung-cầu đã thúc đẩy điều đó xảy ra".
- 10-07-2019Bức tranh kinh tế TP. Hà Nội qua các con số
- 10-07-2019Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: “Ngoài hiệu quả phải tính cả món nợ quốc gia”
- 10-07-2019Tổng Cục Du lịch tăng cường thu hút du khách từ Trung Quốc
Những mối lo ngại về khủng hoảng thiếu hụt phi công không phải là mới, không chỉ ở Việt Nam mà là trên toàn cầu. Cuộc khủng hoảng diễn ra vào thời điểm mà nhu cầu về các phi công dự kiến sẽ tăng mạnh trong hai thập kỷ tới. Boeing đã dự đoán rằng ngành hàng không sẽ cần tới 804.000 phi công mới vào năm 2038 để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, và riêng 98.000 phi công để hỗ trợ ngành hàng không kinh doanh.
Tại Triển lãm hàng không Farnborough, Airbus ước tính nhu cầu của 450.000 phi công vào năm 2035. Ngay cả với con số dự báo "khiêm tốn" hơn của Airbus, khoảng cách giữa cung và cầu vẫn là rất lớn.
Không chỉ phi công mà nhân lực thợ máy hàng không cũng được Boeing dự báo là sẽ sớm rơi vào khủng hoảng.
Đặc biệt là ở khu vực châu Á, bùng nổ du lịch đã khiến các hãng hàng công phải hoạt động với công suất cao hơn, và thiếu hụt các phi công đang đe dọa làm tắc nghẽn nhu cầu đó.
IndiGo, một trong những hãng hàng không lớn nhất châu Á tính theo giá trị thị trường, hồi đầu năm đã phải hủy hàng chục chuyến bay mỗi ngày sau khi nhiều phi công của hãng đã đạt điểm tới hạn hàng năm về giờ bay.
Công ty China Airlines đã phải ngăn chặn một cuộc khủng hoảng phi công bằng cách đồng ý cải thiện điều kiện làm việc với chi phí hàng năm gần 4 triệu USD sau khi liên minh phi công khiếu nại về vấn đề sức khỏe, đã đình công tới 7 ngày.
"Vấn đề thiếu hụt phi công đã xuất hiện được một thời gian, nhưng đã trở nên nghiêm trọng hơn trong những năm gần đây", một phát ngôn viên của hãng hàng không Jeju Air Hàn Quốc cho biết.
Ngay cả một số hãng hàng không lớn bên ngoài châu Á cũng đang gặp vấn đề: Emirates, hãng hàng không đường dài lớn nhất thế giới cho biết sự thiếu hụt phi công đã buộc hãng phải cắt các chuyến bay.
Chính sự thiếu hụt này đã khiến các hãng hàng không phải tự đầu tư để đào tạo nhân lực bay.
Bà Wendy Sowers, Giám đốc tiếp thị thương mại của Boeing cho biết: "Nếu là 5 đến 10 năm trước đây, ta sẽ thấy hầu như không có bất kỳ học viện đào tạo phi công nào được thiết lập bởi các hãng hàng không. Nhưng động lực cung-cầu đã thúc đẩy điều đó xảy ra".
Mới đây, Tập đoàn Vingroup đã quyết định hợp tác với CAE Oxford Aviation Academy để thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao Ngành Hàng Không (VinAviation School) và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air (VPA Training Centre) tại Việt Nam. Học viện sẽ đào tạo phi công và thợ máy nhằm đáp ứng sự phát triển mạnh mẽ của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam và khu vực; góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực phi công và kỹ thuật bay.
Ngoài ra, học viện này cũng sẽ đào tạo các nhân sự khác trong ngành hàng không như huấn luyện chuyển loại, nâng cấp và định kỳ cho phi công, thợ máy; huấn luyện nhân viên điều phái bay, tiếp viên hàng không; quản trị hàng không, kinh tế vận tại hàng không và kỹ sư máy bay….
VinAviation School đào tạo phi công, thợ máy cơ bản theo tiêu chuẩn CAAV và tiêu chuẩn quốc tế được FAA và EASA công nhận tại Việt Nam; chỉ tiêu dự kiến là 400 phi công và thợ máy/năm.
Benyamin Bin Ismail, giám đốc điều hành của AirAsia X Bhd, lạc quan rằng vấn đề tại tập đoàn này không tệ như các hãng hàng không khác, và cho rằng các hãng hàng không nên trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo phi công. "Việc sở hữu một học viện hàng không riêng sẽ giúp các hãng hàng không ổn định được dòng chảy nhân lực mà họ cần", giám đốc này chia sẻ.
Cuối tháng 7 này, tại khu quy hoạch Trung tâm nghiên cứu đào tạo nguồn nhân lực thuộc Khu lõi Khu đô thị Du lịch sinh thái Nhơn Hội, Quy Nhơn, Bamboo Airways sẽ tổ chức Lễ khởi công Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways.
Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways có quy mô 10 hecta, tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng cho giai đoạn thành lập và phát triển. Dự kiến sau khi hoàn thành và đưa vào hoạt động vào năm 2022, Viện sẽ đào tạo gần 3.500 học viên mỗi năm, tập trung trong các chuyên môn nghiệp vụ ngành như: Phi công, Tiếp viên hàng không, Kỹ thuật, Khai thác Mặt đất, Điều hành Khai thác bay và các chức năng đào tạo cơ bản…