Tại sao doanh nghiệp xuất khẩu không chọn đường sắt, hàng không là kênh vận chuyển hàng hoá?
Chiều ngày 8/9, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) phối hợp với Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đã tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối doanh nghiệp Nông sản - Đường sắt - Hàng không.
- 08-09-2020Nguyên ĐS Việt Nam tại Nhật chia sẻ về ý chí đưa nước Nhật hùng cường trở lại của ông Abe và quan hệ tốt đẹp với Việt Nam
- 08-09-2020Bộ Công thương dự kiến thương mại trong nước đạt 13,5% giá trị tăng thêm vào GDP đến năm 2025
- 08-09-2020Nikkei: Lý do Việt Nam giảm dự báo tăng trưởng GDP xuống 2-2,5%
- 08-09-2020Xe buýt đang... lao dốc
Hội nghị với chủ đề "Nông sản với đường sắt và đường hàng không" được Cục Xuất nhập khẩu tổ chức nhằm giảm thiểu chi phí logistics và đa dạng hoá hình thức vận chuyển cho nông sản.
Tại hội nghị, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T, ông Nguyễn Đình Tùng nhận định rằng vận chuyển hàng không có lợi thế là giảm rủi ro về chất lượng sản phẩm, nhất là đối với các sản phẩm cần phải bảo quản. Tuy vậy, khó khăn đó là giá cước vận chuyển tương đối cao.
Điển hình như hiện nay, chỉ có 4 hãng hàng không có các chuyến bay đến Hoa Kỳ, Canada. Vì vậy, khi hãng nâng giá thì các doanh nghiệp cũng phải chấp nhận.
Đối với vận chuyển bằng đường sắt, ông cũng cho biết doanh nghiệp ông vẫn chưa xem đây là kênh vận chuyển có nhiều lợi thế trong hoạt động xuất khẩu, do hàng hoá sẽ phải qua nhiều khâu trung chuyển, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Ông Nguyễn Đình Tùng nói thêm: "Hàng hoá phải chở ra ga Sóng Thần để vận chuyển ra ga Đồng Đăng sang Trung Quốc. Trong khi đó, nếu sử dụng xe container theo đường bộ thì hàng hoá sẽ được vận chuyển qua Trung Quốc ngay. Cách này giúp hàng vận chuyển đảm bảo tốt nhất".
Ông nhấn mạnh: "Đường sắt chỉ vận chuyển được hành đông lạnh. Còn đối với những mặt hành trái cây nhạy cảm, bị sốc nhiệt thì sẽ bị thiệt hại".
Cũng tại hội nghị, Trưởng ban Kế hoạch - Kinh doanh (Tổng công ty đường sắt Việt Nam), ông Nguyễn Chính Nam nêu rõ, trong 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai, Đồng Đăng có khối lượng 864.000 tấn nhưng lượng hàng xuất khẩu bằng đường sắt chỉ đạt hơn 17.000 tấn, chiếm 1,8%.
Đồng thời, vận tải đường sắt cũng có những ưu thế nhất định như khối lượng lớn, gồm cả hàng đông lạnh, tự hành. Hiện nay, tuyến tàu liên vận quốc tế từ Việt Nam đi nhiều nước đã cung cấp trọn gói dịch vụ xuất nhập khẩu chính ngạch, điển hình như việc thông quan tại cửa khẩu mà không phải lo lắng về việc vượt tải trọng.
Đặc biệt, chi phí vận chuyển có tính cạnh tranh hơn. Ví dụ, với tinh bột sắn, chi phí vận chuyển từ Tuy Hoà đến Đồng đăng bằng đường sắt là 396.000 đồng/tấn, vận chuyển bằng đường bộ lẫn đường biển là 400.000 đồng/tấn. Đáng chú ý, chi phí vận chuyển 100% bằng đường bộ có giá lên đến 1 triệu đồng/tấn.
Liên quan đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập nhẩu, ông Trần Thanh Hải kỳ vọng sẽ tháo gỡ những điểm nghẽn trong kết nối vận chuyển hàng hoá với đường sắt, hàng không. Ông kết luận, trong tình hình hiện nay, việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp là cần thiết, từ đó có thể giảm chi phí trong thời gian tới.