Tại sao nên "ăn củ cải vào mùa đông, ăn gừng vào mùa hè": Biết được lý do ai cũng phải tâm phục!
Củ cải và gừng đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe, nhưng tùy vào từng thời điểm mà nên bổ sung cho phù hợp.
- 02-01-2021Khả năng đột tử cao nhất trong mùa đông, nếu cơ thể có 5 triệu chứng này là dấu hiệu báo động đừng bỏ qua
- 02-01-2021Cuộc đời tỷ phú giàu nhất châu Á: Mồ côi cha mẹ, 12 tuổi bỏ học, làm đủ nghề từ thợ xây đến trồng nấm
- 02-01-20215 tác hại của ăn quá nhiều thịt: Người thích ăn thịt cần biết!
"Ăn củ cải vào mùa đông, ăn gừng vào mùa hè" là một câu nói phổ biến được lan truyền ở Trung Quốc. Câu nói này đã được lưu truyền từ lâu, nhưng ít ai hiểu rõ được tại sao nó lại xuất hiện như vậy.
Dưới góc nhn y học, bác sĩ Lý Vĩ thuộc Bệnh viện Đại học Y khoa Quảng Châu, đồng thời là thành viên của Hiệp hội Dược phẩm tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã có những phân tích rất chi tiết về ý nghĩa sâu xa và các nguyên tắc đằng sau nó.
Nguyên tắc ăn củ cải vào mùa đông ăn gừng vào mùa hè nghĩa là gì?
1. Ăn củ cải vào mùa đông tốt thế nào?
Vào mùa đông khí hậu lạnh giá, hầu hết mọi người đều thích ở trong nhà và hạn chế ra ngoài. Nếu ở trong nhà lâu, chắc chắn sẽ dẫn tới tình trạng dạ dày khó chịu. Ngoài ra, vào mùa đông, người ta có xu hướng ăn nhiều và bồi bổ quá mức, điều này khiến cho dương khí trong cơ thể bị đẩy mạnh lên quá mức. Khi dương khí dư thừa, nó sẽ khiến nóng dạ dày, có thể sinh ra nhiều bệnh.
Để giải quyết vấn đề này cần phải dưỡng âm. Củ cải tươi và giòn, nó không chỉ có tác dụng làm dịu dạ dày đang bị kích thích mà còn giúp lưu thông khí trong cơ thể, điều chỉnh khí huyết, từ đó thải được khí dương dư thừa ra ngoài.
Ngoài ra, một số lợi ích tuyệt vời của củ cải trắng phải kể đến như:
- Thúc đẩy nhu động ruột
Củ cải trắng rất giàu chất xơ, thường xuyên ăn có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giảm táo bón.
- Trì hoãn láo hóa da
Vitamin C trong củ cải trắng có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da, chặn sự hình thành các sắc tố melanin hiệu quả.
- Cải thiện khả năng miễn dịch
Vitamin C không chỉ bảo vệ gia mà còn thúc đẩy vitamin E hoạt động mạnh hơn, từ đó nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể
Củ cải trắng rất giàu canxi, phốt pho, sắt và nhiều nguyên tố vi lượng khác con người cần. Những người loãng xương, răng yếu, thiếu máu nên ăn củ cải trắng để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất.
- Giải đờm, giảm ho hiệu quả
Củ cải trắng có tính mát nên nó giúp làm giảm các triệu chứng như đau họng, khản tiếng, ho. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giải độc, tiêu viêm, tốt cho người đang bị nóng gan, nóng phổi.
- Giảm một số tình trạng
Uống nước củ cải trắng có thể làm giãn mạch máu, giảm huyết áp, hạ cholesterol, hạ lipid trong máu.
- Kháng khuẩn, chống virus
Chất Glucoamylase trong củ cải trắng có thể phân hủy tinh bột, chất béo, nitrosamine… ở một mức độ nhất định. Nó có tác dụng chống ung thư, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Lưu ý, người có tỳ vị yếu, viêm dạ dày mãn tính, tiêu chảy hoặc người đang dùng thuốc bắc không nên ăn nhiều củ cải trắng. Đầu đông là thời điểm thích hợp để bổ dương nên rất hợp để ăn loại củ này.
2. Ăn gừng vào mùa hè tốt như thế nào?
Vào mùa hè, năng lượng dương của cơ thể thoát ra bên ngoài nhiều do nóng nực, bên trong lại thiếu hụt. Để giải quyết tình trạng cơ thể bị thiếu dương khí, chế độ ăn vào mùa hè nên bổ sung một số thực phẩm có tính ấm như gừng, thì là… để cân bằng âm dương trong các cơ quan nội tạng.
Ngoài ra, vào mùa hè, nhiệt độ bên ngoài cao, lỗ chân lông giãn nở, nếu đột ngột vào phòng điều hòa hoặc dùng nước lạnh để giải nhiệt sẽ dễ bị nhiễm bệnh nhanh chóng. Nhiều người rất thích ăn đồ lạnh vào thời gian dày, vì thế dễ dẫn đến tình trạng lạnh bụng. Gừng là thực phẩm có tính ấm nóng, ăn vào có thể giúp giảm bớt đầy bụng, tiêu chảy, phòng ngừa cảm lạnh .
Nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, trong gừng có những thành phần như gingerol, giúp thúc đẩy lưu thông máu, kích thích hệ thần kinh, phòng chống cảm lạnh, tăng cường chức năng tiêu hóa.
Lưu ý có 2 loại người không nên ăn gừng:
- Người thiếu âm
Thiếu âm là thể trạng nóng, biểu hiện bằng lòng bàn tay phát sốt, lòng bàn tay đổ mồ hôi, thích uống nước, thường xuyên bị khô miệng, khô mắt, khô mũi, khô da, khó chịu, cáu gắt, ăn ngủ kém, nếu ăn gừng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu âm.
- Người thường nóng bên trong
Những người bị nóng trong người nặng như nóng phổi, ho khan, nóng dạ dày, nôn mửa, trĩ ra máu, lở loét sưng đau thì không nên ăn gừng.
Nguồn: Kknews, Xinhuanet
Trí Thức Trẻ