Tại sao nhóm hacker Anonymous kêu gọi người dùng xóa TikTok?
Không giống với những mạng xã hội khác, hành vi thu thập dữ liệu người dùng của TikTok vượt xa sự tưởng tượng của các kỹ sư phần mềm, không khác gì một malware gián điệp.
- 30-06-2020BXH các thương hiệu đắt giá nhất thế giới: Amazon giữ vị trí đầu bảng; TikTok lần đầu lọt top, vượt qua những ông lớn như Adidas, KFC
- 30-06-2020Ấn Độ tiếp tục chơi rắn với Trung Quốc, cấm cửa TikTok và 58 ứng dụng Made in China khác
- 29-05-2020Kết quả kinh doanh trong mơ của bất kỳ startup nào: Công ty mẹ TikTok lãi 3 tỷ USD/năm, nắm trong tay 6 tỷ USD tiền mặt, được định giá lên tới 110 tỷ USD
Vài ngày trước, tài khoản Twitter tự xưng của nhóm hacker khét tiếng Anonymous đã đăng tải lời nhắn: "Hãy xóa TikTok ngay."
Nguồn gốc cho lời kêu gọi này đến từ một bài đăng của một người dùng Reddit có tên Bangorlol, một kỹ sư phần mềm với nhiều năm kinh nghiệm, đã đảo ngược công nghệ của TikTok và kinh ngạc với những gì ứng dụng này đang làm với dữ liệu người dùng phía sau màn hình điện thoại.
Nếu các mạng xã hội như Facebook, Twitter chỉ thu thập một số thông tin nhất định về người dùng, TikTok sẽ sử dụng mọi API có thể để thu thập càng nhiều thông tin về người dùng càng tốt. Không chỉ các thông tin về danh bạ của người dùng, mà còn mọi thông tin về thiết bị bạn sử dụng.
"- Phần cứng điện thoại (loại CPU, số lượng tiến trình, số định danh phần cứng, độ phân giải màn hình, mật độ điểm ảnh, mức sử dụng bộ nhớ, bộ nhớ lưu trữ.)…
- Các ứng dụng bạn cài đặt lên điện thoại – thậm chí cả các ứng dụng đã bị bạn xóa cũng có tên trong bảng phân tích của TikTok.
- Việc thu thập các thông tin này được diễn ra cho dù thiết bị của bạn đã được root hay jailbreak hay chưa.
- Một số phiên bản của ứng dụng này còn ping đến GPS sau một khoảng thời gian nào đó, mỗi lần cách nhau khoảng 30 giây.
- Nó còn thiết lập cả một máy chủ proxy ngay trên thiết bị của bạn để "chuyển mã file media" nhưng nó lại có thể dễ dàng bị xâm phạm khi không có biện pháp xác thực nào cả."
Dường như ứng dụng này còn lo sợ việc ai đó sẽ đảo ngược công nghệ của mình, giống như Bangorlol đã làm, và phát hiện ra họ đang thu thập thông tin nhiều đến mức nào, nên TikTok được trang bị nhiều lớp bảo vệ khác nhau nhằm ngăn người dùng làm vậy. Bangorlol cho biết, "hành vi của ứng dụng sẽ thay đổi một chút nếu nó nhận ra bạn đang cố gắng biết được nó đang làm gì."
Các hành vi đáng ngờ của ứng dụng này chưa dừng ở đây.
"- Còn có một vài dòng code nhỏ trên phiên bản ứng dụng cho Android cho phép tải xuống một file nén điều khiển từ xa, giải nén nó, và thực thi mã nhị phân bên trong nó. Chẳng có lý do nào một ứng dụng di động cần đến chức năng như vậy cả.
- Nỗ lực ngăn người dùng biết được họ thu thập nhiều thông tin về bạn như thế nào còn lớn đến mức, TikTok mã hóa mọi yêu cầu phân tích bằng một thuật toán được thay đổi sau mỗi phiên bản cập nhật (ít nhất là thay đổi khóa key) để bạn không thấy được họ đang làm gì. Họ còn làm bạn không thể sử dụng được ứng dụng nếu bạn chặn việc giao tiếp với máy chủ phân tích của họ ở mức DNS.
- Trong khi nỗ lực ngăn người dùng biết được các hành vi bí mật của mình, TikTok lại lơ là với việc bảo mật dữ liệu người dùng. Họ không sử dụng HTTPS trong suốt một thời gian dài. Điều đó đã làm rò rỉ địa chỉ email người dùng, địa chỉ email phụ cũng như tên thật và ngày sinh của người dùng trong suốt một thời gian dài."
Các vấn đề trên chính là lý do Anonymous kêu gọi người dùng xóa TikTok ngay lập tức. Các hành vi thu thập thông tin như trên khiến TikTok không giống mạng xã hội một chút nào. Giống như tuyên bố của bangorlol và Anonymous, hành vi của TikTok giống một malware gián điệp hơn là một ứng dụng mạng xã hội cho giới trẻ.
Bên cạnh phân tích đảo ngược công nghệ của bangorlol, phiên bản iOS 14 mới đây của Apple cũng bắt quả tang TikTok đang truy cập vào bộ nhớ tạm trên iPhone của người dùng, do vậy hoàn toàn có thể theo dõi mọi hành động của người dùng trên thiết bị. Chính vì vậy, sau khi iOS 14 ra mắt, TikTok đã ra thông báo cho biết, sẽ dừng truy cập vào bộ nhớ tạm trên iPhone của người dùng.
Trí thức trẻ