MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao sau nhiều thập kỷ Mỹ vẫn giàu hơn phần còn lại của thế giới?

13-07-2017 - 12:52 PM | Tài chính quốc tế

Có 10 đặc điểm giúp phân biệt Mỹ với các nền kinh tế công nghiệp khác.

Mỗi năm, GDP/đầu người của Mỹ lại cao hơn hầu hết các nền kinh tế tiên tiến khác. Vào năm 2015, GDP thực/người sau khi điều chỉnh theo sức mua của quốc gia này là 56.000 USD, trong khi đó, con số này của Đức, Pháp, Anh và Ý là 47.000 USD, 41.000 USD, 41.000 USD và 36.000 USD.

Nói gọn lại, Mỹ vẫn giàu hơn các quốc gia khác. Nhưng tại sao lại như vậy?

Một nền văn hóa doanh nghiệp

Những cá nhân ở Mỹ thể hiện mong muốn mở doanh nghiệp và phát triển chúng cũng như sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Trong văn hóa Mỹ ít phải trả giá cho những thất bại và bắt đầu lại từ đầu. Kể cả những sinh viên đã học đại học hoặc một trường kinh doanh cũng thể hiện khát vọng kinh doanh. Những thành công ở Thung lũng Silicon như Facebook càng truyền thêm cảm hứng cho khát vọng này.

Một hệ thống tài chính hỗ trợ hoạt động kinh doanh

Mỹ có một hệ thống tài chính công bằng phát triển hơn các quốc gia châu Âu, bao gồm cả các nhà đầu tư thiên thần sẵn sàng đầu tư các công ty startups và một thị trường vốn đầu tư mạo hiểm giúp tài trợ sự phát triển của các công ty đó. Mỹ cũng có một hệ thống ngân hàng phân cấp, bao gồm hơn 7.000 ngân hàng nhỏ cung cấp các khoản vay cho các doanh nhân.

Các trường đại học nghiên cứu đẳng cấp thế giới

Các trường đại học của Mỹ sản xuất ra nhiều nghiên cứu cơ bản thúc đẩy kinh doanh công nghệ cao. Những giảng viên và người có bằng tiến sĩ thường dành thời gian cho những startups gần trường đại học nơi họ công tác. Văn hóa của cả trường đại học và doanh nghiệp cho phép sự hợp tác này xảy ra. Các trường đại học nghiên cứu hàng đầu thu hút những sinh viên tài năng đến từ khắp nơi trên thế giới, nhiều người trong số họ quyết định ở lại Mỹ sau khi tốt nghiệp.

Các thị trường lao động liên kết người và việc không bị cản trở bởi các tổ chức công đoàn lớn, các doanh nghiệp nhà nước hay các quy định lao động quá hạn chế

Ít hơn 7% lực lượng lao động trong khu vực tư nhân của Mỹ tham gia các tổ chức công đoàn và gần như không có doanh nghiệp nhà nước. Trong khi Mỹ có điều chỉnh điều kiện làm việc và thuê mướn, các quy tắc này ít phiền hà hơn ở châu Âu. Do đó, người lao động có cơ hội tốt hơn để tìm được công việc phù hợp, các công ty dễ dàng hơn để đối mới, và các công ty mới dễ dàng hơn để bắt đầu.

Dân số ngày càng gia tăng, bao gồm cả người nhập cư

Dân số đang ngày càng tăng lên của Mỹ có nghĩa là lực lượng lao động trẻ hơn và nhờ đó linh hoạt và dễ đào tạo hơn. Mặc dù có những hạn chế về nhập cư đến Mỹ, nhưng cũng có các quy tắc đặc biệt cung cấp quyền tiếp cận nền kinh tế Mỹ và con đường trở thành công dân (những thẻ xanh) dựa vào tài năng cá nhân và bảo trợ công nghiệp. Khả năng thu hút người nhập cư của Mỹ là một lý do quan trọng cho sự thịnh vượng của nó.

Một nền văn hóa (và một hệ thống thuế) khuyến khích làm việc chăm chỉ và nhiều giờ

Một nhân viên trung bình ở Mỹ làm việc 1.800 giờ/năm, đáng kể hơn rất nhiều sao với 1.500 giờ ở Pháp và 1.400 giờ ở Đức (mặc dù không nhiều như hơn 2.200 giờ ở Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc). Nói chung, làm việc lâu hơn nghĩa là sản xuất nhiều hơn và cũng đồng nghĩa với thu nhập thực tế cao hơn.

Độc lập về năng lượng

Cụ thể, khí tự nhiên đã cung cấp cho các doanh nghiệp Mỹ một nguồn năng lượng dồi dào và tương đối rẻ.

Môi trường pháp lý thuận lợi

Mặc dù, luật pháp của Mỹ không hoàn hảo, nhưng nó ít gây áp lực lên doanh nghiệp hơn các quy định của các nước châu Âu và EU.

Quy mô chính phủ nhỏ hơn so với các nước công nghiệp khác

Theo OECD, chi tiêu của chính phủ Mỹ ở các cấp liên bang, tiểu bang và địa phương chiếm 38% GDP, trong khi đó con số này ở Đức là 44%, Ý là 51%, và Pháp là 57%. Mức chi tiêu cao hơn của chính phủ các nước khác không chỉ hàm ý tỷ lệ thu nhập cao hơn phải nộp vào thuế mà còn cả các khoản thanh toán chuyển khoản cao hơn. Điều này làm giảm động cơ làm việc. Không có gì ngạc nhiên khi người Mỹ làm việc nhiều hơn khi họ có thêm động lực để làm như vậy.

Hệ thống chính trị phân cấp nơi các tiểu bang cạnh tranh nhau

Các tiểu bang “tranh giành” doanh nghiệp, các cư dân thông qua các quy tắc pháp luật và chế độ thuế. Cạnh tranh giữa các tiểu bang khuyến khích kinh doanh và làm việc. Một số tiểu bang không có thuế thu nhập và có luật lao động giới hạn việc thành lập công đoàn.

Những tiểu bang cung cấp các trường đại học chất lượng với học phí thấp cho các sinh viên sống trong tiểu bang đó. Họ cạnh tranh cả về quy định trách nhiệm pháp lý. Những hệ thống pháp lý thuận lợi sẽ thu hút cả những công ty mới và cả những tập đoàn lớn. Phân cấp chính trị ở Mỹ là một nét đặc trưng của quốc gia này trong những đất nước có thu nhập cao.

Theo K.Nguyễn

Trí thức trẻ

Trở lên trên